Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Vững vàng trong bão tố!

Thứ năm, 13/10/2022 11:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) 13/10- Ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, có lẽ với nhiều doanh nhân Việt, là một ngày nhiều cảm xúc. Qua rất nhiều khó khăn trong gần 3 năm qua: Đại dịch COVID-19, ảnh hưởng cuộc chiến tranh Nga- Ukraine, bão giá... từ bên ngoài, nhưng nhiều doanh nhân vẫn vượt qua khó khăn, giữ vững và phát triển doanh nghiệp.

Có lẽ, trong hơn 10 năm qua, chưa có thời kỳ nào khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam như trong 3 năm qua. Đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài hơn 2 năm kéo theo bao nhiêu hệ lụy: Hệ thống chuỗi cung ứng nguyên, nhiên liệu đứt đoạn, thị trường đứt gãy, nhân sự đảo lộn... đặc biệt trong những thời kỳ giãn cách xã hội năm 2021 khiến đa số doanh nghiệp lao đao. Đã có hàng ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng vạn người lao động bị thất nghiệp.

doanh nghiep doanh nhan viet vung vang trong bao to hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam. Ảnh: Cổng Thông tin Chính phủ.

Đến năm 2022, cuộc chiến Nga- Ukraine bùng nổ, khiến càng làm trầm trọng thêm những khủng hoảng tài chính, thị trường bên ngoài: Giá xăng dầu có lúc tăng kỷ lục, lạm phát ở hàng loạt quốc gia, các thị trường chính của Việt Nam tăng cao, từ đó cũng ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá, nguyên, nhiên liệu, vật liệu đầu vào cho nhiều ngành kinh tế của Việt Nam, một số thị trường thương mại, du lịch của Việt Nam bị ảnh hưởng, thậm chí đóng cửa; đại dịch COVID-19 chưa kết thúc ở một số nước, thậm chí còn hoành hành ở Trung Quốc cũng ảnh hưởng nhiều đến đầu ra xuất khẩu của nhiều ngành sản xuất trong nước. Tất cả đều tác động khiến cho rất nhiều doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam đều bị ảnh hưởng, khó khăn thêm bội phần.

Nhưng dường như, qua những khó khăn, thử thách lớn như trên, bản lĩnh doanh nhân Việt Nam càng được thể hiện, để vượt qua, để tiếp tục trụ vững và vượt qua mọi "giông bão". Những kết quả về sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng ở khối doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm nay cho thấy, cho dù có những khó khăn lớn như vậy, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cơ bản cũng đã vượt qua, đưa doanh nghiệp phát triển và tiếp tục đóng góp lớn cho quá trình phục hồi, phát triển nền kinh tế của cả nước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước đã có thêm 11.466 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 194,1% so với cùng kỳ năm trước. Có 5.118 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 163,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

doanh nghiep doanh nhan viet vung vang trong bao to hinh 2

Top 10 doanh nhân tiêu biểu năm 2022 do VCCI công bố ngày 12/10.

Những kết quả điều tra mới nhất về tình hình phát triển doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quý III năm nay cũng cho thấy, không khí sản xuất, kinh doanh đã sôi động, hào hứng trở lại, nhất là khối công nghiệp. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2022 cho thấy: Có 38,6% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý II/2022; 36,0% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 25,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Dự kiến quý IV/2022, có 48,7% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2022; 33,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lạc quan nhất với 83,6% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 80,9% và 79,1%.

Chính với những nỗ lực vượt qua khó khăn sau thời kỳ dịch giã và cả những tác động tiêu cực mới của thị trường của cộng đồng doanh nghiệp cũng đã là nhân tố chính, đóng góp, khiến nền kinh tế phục hồi, phát triển mạnh trở lại. Như thông tin của Tổng cục Thống kê đã công bố: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là một con số đáng kinh ngạc. Cho dù nó được giải thích là do quý III/2021 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng những nỗ lực đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường và phát triển hơn trước của cộng đồng doanh nghiệp chắc chắn đã góp phần lớn tạo nên con số ấn tượng này.

Mặc dù vậy, có thể nói, trong thời gian tới, những khó khăn chung của nền kinh tế, những bất cập về thể chế, những khó khăn nội tại trong đời sống doanh nghiệp vẫn còn nhiều. Theo nhiều chuyên gia kinh tế và nhiều doanh nghiệp phản ánh, những bất cập đó bao gồm cả tình trạng ban hành giấy phép con, những điều kiện kinh doanh bất hợp lý đang bùng phát trở lại tạo nên những rào cản, khó khăn mới cho sản xuất kinh doanh. Cộng thêm những khó khăn từ thị trường bên ngoài do lạm phát ở nhiều quốc gia vẫn kéo dài, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đi xuống.. .ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, với bản lĩnh đã được rèn luyện qua những khó khăn rất lớn trong thời gian qua, chúng ta có thể tin rằng, cộng đồng doanh nghiệp Việt vẫn sẽ vượt qua thử thách để tiếp tục phát triển, đưa nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ.

Mạnh Quân

Bình Luận

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn