Doanh nghiệp đồng loạt “tăng tốc” thoái vốn

Thứ sáu, 10/08/2018 07:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể về cơ chế quản lý, đầu tư thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN). Với quy định vừa ban hành, hoạt động bán và thoái vốn Nhà nước theo cơ chế mới từ thời điểm này đã bắt đầu có khung pháp lý đầy đủ.

Báo Công luận
 

Nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị lộ trình để thoái vốn (Ảnh TL)

 

Đây là văn bản hướng dẫn Nghị định 32 của Chính phủ ban hành đầu năm nay (tháng 3/2018), tạo khung pháp lý cụ thể để triển khai hoạt động bán vốn Nhà nước tại các DN, sau chờ đợi trong quý 2/2018.

Theo ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) biết, trong thời gian chờ đợi văn bản hướng dẫn trên, SCIC đã chủ động chuẩn bị trước các công tác như ký hợp đồng với các đầu mối thẩm định giá, các bước kỹ thuật liên quan, để khi có hướng dẫn chính thức sẽ rà soát, khớp nối và điều chỉnh hoặc bổ sung sự chuẩn bị đó, nhằm rút ngắn thời gian và chủ động hơn trong công tác bán vốn. Hiện nay đã bắt đầu cho kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại một số DN lớn trong nửa cuối năm nay như Vinaconex, Vinacontrol...

Cùng với SCIC, vừa qua một số DN nhà nước lớn cũng chờ đợi hướng dẫn cụ thể cơ chế quy định trong Nghị định 32. Trong quá trình đó, họ cũng đã chuẩn bị trước một số bước để sẵn sàng khớp với văn bản hướng dẫn khi ban hành.

Cụ thể, tại Vietcombank, thực hiện cơ chế mới tại Nghị định 32 và trong khi chờ thông tư hướng dẫn nói trên, các hoạt động tiếp xúc các nhà đầu tư nước ngoài, thuê tư vấn định giá… cũng đã và đang được tiến hành trong kế hoạch chào bán 10% vốn.

Tại BIDV, kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư được đề cập từ đầu năm, nêu cụ thể tại đại hội đồng cổ đông, nhưng vẫn phải mất thêm thời gian để thực hiện cơ chế mới, cũng như khớp với quy định tại văn bản hướng dẫn Bộ Tài chính vừa ban hành…

Trong danh sách thoái vốn Nhà nước năm 2018, Tập đoàn hoá chất Việt Nam (Vinachem) được các công ty chứng khoán đánh giá sẽ là trọng tâm thoái vốn của Nhà nước trong thời gian tới sau năm 2017 khá im ắng. Theo đề án tái cơ cấu 2017- 2020, sau cổ phần hóa, Vinachem sẽ giảm sở hữu xuống 51-65% tại các DN niêm yết. Để dọn đường cho quá trình cổ phần hóa và IPO Vinachem năm 2019, Nhà nước sẽ xử lý triệt để vấn đề thoái vốn của tập đoàn. Các cổ đông của các công ty con cũng đang ngóng chờ lộ trình của quá trình này.

Bên cạnh đó, các DN trong nhóm thoái vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), các DN thuộc quyền kiểm soát của SCIC và các bộ ngành khác như y tế, giao thông, xây dựng, công thương cũng đang rục rịch những bước chuẩn bị cần thiết cho lộ trình thoái vốn.

Cái tên nổi bật Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) cũng gây nhiều chú ý trong đợt thoái vốn lần này. Theo kế hoạch, PVN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại DN này từ 95,8% xuống còn 65% trong 2 năm 2018-2019. PV Gas cũng đã hoàn thành xây dựng và đã được PVN phê duyệt phương án tái cấu trúc giai đoạn 2016-2020.

Lê Loan

Tags:

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp