Doanh nghiệp hàng không nằm trong top đầu về cắt giảm lao động

Chủ nhật, 03/01/2021 16:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong năm 2020, ngành hàng không của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung chịu tổn thất lớn chưa từng có bởi đại dịch Covid-19. Trong đó, doanh nghiệp hàng không nằm trong top đầu về cắt giảm lao động,cao gần gấp hai lần so với các ngành cắt giảm nhiều việc làm như thể thao, vui chơi giải trí...

Máy bay nằm la liệt trên sân đỗ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TL

Máy bay nằm la liệt trên sân đỗ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TL

Một năm “kinh hoàng” với ngành hàng không

Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng  cao trên thế giới. Tỷ trọng vận tải hành khách qua đường hàng không tăng gấp hơn 2 lần từ mức 0,5% trong năm 2009 lên 1,2% trong năm 2019.

Nhưng  năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tạo một cú sốc lớn với vận tải hàng không, khiến lượng hành khách luân chuyển toàn cầu suy giảm lớn nhất trong lịch sử. Ước tính thiệt hại gần 118,5 tỉ USD trong năm 2020 và 38,7 tỉ USD trong năm 2021.

Tại Việt Nam, thông tin từ Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng, thị trường vận tải hàng không giảm mạnh so với các năm trước. Sản lượng sản lượng điều hành bay ước đạt 424 nghìn chuyến, giảm 548 chuyến so với cùng kỳ năm 2019.

Hành khách thông qua các cảng hàng không ước đạt 66 triệu khách và 1,3 triệu tấn hàng hóa; giảm tương ứng 43,4% về hành khách và 15,6% về hàng hóa so với năm 2019.

Số liệu về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2020 được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước tác động của dịch Covid-19.

Doanh nghiệp hàng không cũng nằm trong tốp đầu về cắt giảm lao động với mức sụt giảm 30,4% cao gần gấp hai lần so với các ngành cắt giảm nhiều việc làm như thể thao, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống,... Doanh nghiệp quy mô lớn, chi phí cố định nhiều thì tổn thất do dịch Covid-19 gây ra càng lớn. 

Trong văn bản của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy, đại dịch Covid-19 đã khiến 3 đơn vị lớn ngành hàng không có vốn Nhà nước gồm Tổng công ty Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines, Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) và Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM) thiệt hại lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Đơn vị thiệt hại nặng nề nhất là Vietnam Airlines. Trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 6.712 tỷ so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng. Đối với Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) doanh số quý I/2020 ước đạt 4.064 tỷ đồng, giảm 832 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Đối với Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM), chỉ tính riêng trong tháng 2/2020, tổng sản lượng điều hành bay giảm 14.599 chuyến, tương đương giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng điều hành bay đi, đến (chuyến quốc tế) giảm 3.414 chuyến tương đương giảm 27% so với cùng kỳ.

Không những vậy, trong năm qua thời tiết cực đoan diễn biến bất thường với 13 cơn bão ảnh hưởng tới nước ta (bao gồm những cơn bão rất mạnh). Ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bay trên 2 vùng FIR của Việt Nam và hoạt động cất hạ cánh tại nhiều sân bay trong thời gian dài.

Đối với công tác bảo đảm an toàn tàu bay và khai thác tàu bay, năm 2020, chỉ số an toàn trên 1000 chuyến bay so với năm 2019 giảm đáng kể khoảng 22%.

Những điểm sáng đáng ghi nhận

Khác với tình cảnh của nhiều hãng hàng không thế giới rơi vào suy thoái kéo dài, thậm chí phá sản, các hãng hàng không Việt Nam đã gượng dậy rất nhanh sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam bởi những nỗ lực của cả dân tộc. Thậm chí vào thời gian cao điểm hè tháng 6, tháng 7 chứng kiến lượng khách nội địa tăng mạnh đã giúp các hãng hàng không giảm bớt khó khăn.

Ngành hàng không Việt Nam vẫn có rất nhiều điểm sáng trong năm 2020 và đem tới nhiều hy vọng vào sự phục hồi trong năm 2021. Ảnh minh họa

Ngành hàng không Việt Nam vẫn có rất nhiều điểm sáng trong năm 2020 và đem tới nhiều hy vọng vào sự phục hồi trong năm 2021. Ảnh minh họa

Đặc biệt hàng không cũng là ngành có nhiều đóng góp trong thành công cuộc chiến chống dịch Covid-19 của đất nước với hàng trăm chuyến bay đưa công dân về nước cũng như vận chuyển hàng hoá, thiết bị y tế, thuốc men thực hiện nhiệm vụ quốc tế đã được thực hiện thành công.

Cụ thể sáng 10/2, chuyến bay của Vietnam Airlines đưa công dân Việt Nam từ Vũ Hán về nước đã hạ cánh tại sân bay Vân Đồn, mở đầu cho hàng trăm chuyến bay giải cứu khác được cả 3 hãng hàng không trong nước là Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways cùng thực hiện.

Hay chuyến bay chở 219 người Việt về từ Guinea Xích đạo về Nội Bài ngày 29/7 với thông tin ban đầu có tới 140 người dương tính với Covid-19, trong đó có 5 bệnh nhân nặng. Đây cũng là chuyến bay chưa từng có của Việt Nam trên hành trình Hà Nội - Guinea Xích đạo - Hà Nội kéo dài gần 30 tiếng đồng hồ.

Bên cạnh đó là hàng loạt dự án trọng điểm ngành hàng công đã được khởi công xây dựng và đưa vào khai thác. Tháng 6/2020, Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất chính thức được thực hiện.

Sau thời gian thi công sửa chữa cải tạo, nâng cấp, ngày 1/1/2021 vừa qua, đường băng 1B Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã chính thức được đưa vào khai thác.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 1777/QĐ - TTg phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư hơn 109.000 tỷ đồng. ACV cho biết sẽ tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án vào sáng 5/1/2021, hạng mục rà phá bom mìn.

Tháng 12/2020, Vietravel Airlines - hãng hàng không lữ hành đầu tiên của Việt Nam với tổng vốn đầu tư 700 tỉ đồng đã chính thức ra mắt sau khi được Cục Hàng không cấp AOC (chứng nhận khai thác tàu bay).

Trước đó, ngày 3/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam. Vietravel Airlines dự kiến khai thác tàu bay A320/A321 hoặc B737 với số lượng chỉ 3 chiếc trong năm đầu tiên (bắt đầu từ năm 2021) và dự kiến sẽ tăng dần lên 8 chiếc trong 5 năm tiếp theo.

Giữa những khó khăn chung của thế giới và trong nước, ngành hàng không Việt Nam vẫn có rất nhiều điểm sáng trong năm 2020 và đem tới nhiều hy vọng vào sự phục hồi trong năm 2021.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 19/2020/TT-BGTVT về giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa; áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá từ tháng 3 đến hết tháng 9 năm 2020.

Quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay bằng 70% mức thuế quy định tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 9 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020. (Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020.)

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 46/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 quy định mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, trong đó giảm mức thu, nộp phí nhượng quyền khi thác cảng hàng không, sân bay; mức thu, nộp phí hải quan và lệ phí ra, vào cảng hàng không sân bay đối với các chuyến bay của nước ngoài đến Cảng hàng không Việt Nam, mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay và phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay có hiệu lực từ ngày 27/5/2020 đến hết ngày 31/12/2020.

Hoàng Lan

Tin khác

Đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết

Đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết

(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, từ tháng 5/2024, ngành đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 Sài Gòn - Phan Thiết thay vì chạy một số ngày trong tuần như trước, phục vụ nhu cầu hành khách đi lại tăng cao dịp hè.

Giao thông
Hà Nội: Tổ chức giao thông cho phương tiện di chuyển qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

Hà Nội: Tổ chức giao thông cho phương tiện di chuyển qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo phân luồng tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5 cho đến khi có quyết định bàn giao chính thức.

Giao thông
14,6 tỷ đồng nâng cấp 1,5km đường 'không thể nát hơn' tại Hạ Hòa, Phú Thọ

14,6 tỷ đồng nâng cấp 1,5km đường "không thể nát hơn" tại Hạ Hòa, Phú Thọ

(CLO) Nhiều năm không được nâng cấp, cải tạo, đường huyện 62, đoạn từ Quốc lộ 70B đi xã Gia Điền, thuộc khu 3, xã Phương Viên, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã xuống cấp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Giao thông
Bỏ cọc đấu giá biển số xe có nguy cơ bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng

Bỏ cọc đấu giá biển số xe có nguy cơ bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng

(CLO) Theo đề xuất mới nhất được Bộ Công an xây dựng tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, người trúng đấu giá biển số xe không nộp đủ tiền thì không được nhận lại tiền đặt cọc và bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng.

Giao thông
Hành khách di chuyển qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giảm

Hành khách di chuyển qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giảm

(CLO) Số chuyến bay và lượng hành khách di chuyển trong đợt cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 10% so với trước dịch Covid-19.

Giao thông