Doanh nghiệp tư nhân: Lớn mà chưa… lớn!

Chủ nhật, 31/12/2017 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII ban hành một Nghị quyết dành riêng đầu tiên về phát triển kinh tế tư nhân, đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam.

Thực tế, kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc cho người lao động. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, kinh tế tư nhân đã bộc lộ không ít những hạn chế, về tốc độ tăng trưởng, quy mô, đổi mới công nghệ, nền tảng cần và đủ để phát triển bền vững và vươn mình.

Trụ cột thực sự của nền kinh tế

Khi các doanh nghiệp nhà nước những năm gặp quá nhiều biến cố, doanh nghiệp FDI đang chững lại, thì khối doanh nghiệp tư nhân lại có những bước nhảy vọt.

Năm 2016, cả nước có 110.000 doanh nghiệp mới thành lập. Năm 2017, chỉ hết tháng 11, cả nước có 116.045 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới – vượt kỷ lục năm 2016, với tổng vốn đăng ký là 1.131,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% về số doanh nghiệp và tăng 41,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,8 tỷ đồng, tăng 24,3%... Hiện khối kinh tế tư nhân đang chiếm tỷ trọng khoảng 40% GDP nền kinh tế… Đáng kể nhất, khu vực tư nhân hiện mỗi năm tạo ra khoảng 85% việc làm cho người lao động…

Báo Công luận
Vingroup và Thaco - Hai doanh nghiệp tư  nhân hàng đầu Việt Nam. 
Từ đó, Chính phủ đã đề ra mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân lên
50-60% GDP. Mục tiêu này xuất phát từ thực tế sự vươn lên của nhiều thương hiệu lớn mạnh như: Công ty CP ô tô Trường Hải, Tập đoàn Geleximco, Doji, Tập đoàn Masan, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty CP Đầu tư thế giới di động… Đó là Vingroup, Novaland, Conteccons, Geleximco trong xây dựng, bất động sản; Vinamilk, TH True Milk trong ngành sữa, Vietjet Air làm thị trường hàng không cạnh tranh hơn…

Trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm nay vẫn duy trì một số cái tên quen thuộc từ năm ngoái như Công ty CP Tập đoàn Masan, Công ty CP Đầu tư Thế giới di động, Công ty CP FPT, Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát. Gương mặt mới là Công ty CP Tập đoàn Intimex.

Các doanh nghiệp lớn, 75% doanh nghiệp đã tăng doanh thu khá nhiều so với năm 2016. Đồng thời, 62,5% doanh nghiệp phản hồi tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên, chỉ 4,7% doanh nghiệp đánh giá giảm đi.

Gần 70% doanh nghiệp báo cáo năng suất lao động tăng lên; các yếu tố như trang thiết bị (máy móc, nhà xưởng), tài sản cố định, khách hàng cũng được trên 60% doanh nghiệp nhận định tăng lên. Các doanh nghiệp lớn cũng đã có những đánh giá rất tích cực về những cải thiện trong môi trường đầu tư kinh doanh năm 2017 với trên 50% doanh nghiệp lựa chọn từ tốt cho đến rất tốt đối với các vấn đề thủ tục pháp lý, khả năng tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai và cơ sở hạ tầng.

Tự thân vận động không xấu, không đáng phàn nàn…

Những năm qua, Chính phủ đã nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh bằng nhiều biện pháp hỗ trợ và cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm, giải pháp liên quan đến đất đai, cấp phép xây dựng, thủ tục đầu tư, tiếp cận nguồn vốn vay, điều kiện kinh doanh, thành lập DN… Nhiều chính sách đối với DN mới khởi nghiệp cũng đã được ban hành. Tuy nhiên, trong các khảo sát, thủ tục hành chính và các vấn đề về thuế vẫn là mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp. Cụ thể, hơn 50% doanh nghiệp đánh giá thủ tục hành chính tại Việt Nam ở mức trung bình và gần 5% doanh nghiệp đánh giá mảng này ở mức kém.

Trong các diễn đàn, tọa đàm kinh tế nhiều năm qua, sự than thở, đòi hỏi của các doanh nghiệp tư nhân là khá hiếm hoi so với tiếng nói từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI.

Báo Công luận
CEO Mobiistar  
TGĐ Hãng điện thoại di động Việt Nam Mobiistar Ngô Nguyên Kha, trao đổi với Báo NB&CL cho rằng: “Nói riêng về các doanh nghiệp công nghệ như bọn mình, thì bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài với nhiều lợi thế về vốn, vùng nguyên liệu, trình độ công nghệ…, cùng với quyết tâm đánh chiếm để thương hiệu địa phương “bật bãi”. Nhưng mình dở thì mình chịu, chứ đi đổ cho cơ chế hay khó khăn từ đâu đâu thì hơi khó chấp nhận!”.

Cũng theo đại diện hãng điện thoại trong top 5 sản phẩm bán chạy tại Việt Nam, họ đang phải tự thân vận động là chính. Và điều đó không xấu, không tệ, không đáng phải phàn nàn! Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại, nhưng bứt lên thì khó, sẽ không thực tế nếu mang cái “tự thân vận động” ấy ra để đấu với những người khổng lồ. “Thực ra chúng tôi được khách hàng, các đối tác bán lẻ, truyền thông ủng hộ, và họ không ngại nói ra điều đó. Còn sự ủng hộ từ các cơ quan nhà nước, chúng tôi chưa nghĩ tới. Môi trường kinh doanh bình đẳng, rõ ràng, hiện tại chúng tôi không phàn nàn gì. Và việc mình bé nên lâu lớn thì cũng không nên phàn nàn nhà nước không ủng hộ…”, ông Kha nói.

Nói về các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Hoàng Linh Group Nguyễn Ngọc Luận thẳng thắn: “Dù hiện nay Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, nhưng thực tế nếu muốn đi nhanh hơn nữa thì phải có những chính sách sâu sát hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thay vì hiện nay đa phần chỉ tập trung cho các doanh nghiệp lớn và tập đoàn…”

Từ những ý kiến trên, cộng với dự báo 6,6% doanh nghiệp dự định sẽ cắt giảm chi phí đối với hoạt động kinh doanh tương lai là không thể coi nhẹ.

Sơn Nam – Kiên Giang – Chính Kỳ

 

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp