Doanh nghiệp vận tải khách đường bộ thoi thóp giữa “bão Covid-19”

Thứ năm, 03/06/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Liên tiếp các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 vào các dịp cao điểm vận tải Tết, vận tải hè đã khiến các doanh nghiệp vận tải khách đường bộ chịu thiệt hại nặng nề. Đặc biệt đợt dịch bùng phát lần thứ 4 đang dần đẩy những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đứng trước bờ vực phá sản.

Vận tải khách đường bộ dần kiệt sức

Chưa kịp phục hồi sau 3 đợt dịch Covid-19 liên tiếp, thì đợt dịch thứ 4 lại đã bất ngờ ập đến, khiến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không kịp trở tay. Cảnh xe xuất bến lác đác vài khách và cũng chỉ chạy được vài chuyến trong ngày trở nên phổ biến.

Ghi nhận thực tế của PV tại các bến xe khách lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội như Nước Ngầm, Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm trong những ngày cuối tháng 5 đều chung một hình ảnh vắng vẻ, đìu hiu, thỉnh thoảng có chuyến xe xuất bến chỉ chở lèo tèo vài khách.

Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ được ghi nhận ở hầu hết các bến xe khách trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ được ghi nhận ở hầu hết các bến xe khách trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Anh Toàn, một lái xe khách chạy tuyến Hà Nội - Quảng Ninh ngán ngẩm, trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện thì đây là thời điểm bắt đầu cao điểm mùa du lịch hè, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Đặc biệt vào những ngày cuối tuần đông khách còn không có xe để chạy.

Nhưng từ năm 2020 đến nay đã có 4 đợt dịch Covid-19 bùng phát và đều rơi vào những dịp cao điểm vận tải hè, vận tải tết,... khiến lượng hành khách di chuyển giảm trông thấy, đồng nghĩa với doanh thu của các nhà xe, doanh nghiệp vận tải sụt giảm nghiêm trọng.

Hiện thu nhập của anh Toàn cũng như rất nhiều lái xe bị giảm sâu từ 15-20 triệu đồng/tháng xuống còn 5-8 triệu đồng/tháng, cuộc sống bị đảo lộn nhưng vẫn cố phải “cầm cự” mong dịch bệnh sớm được kiểm soát để hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường.

Chia sẻ với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (đơn vị sở hữu hãng xe Sao Việt chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai - Sa Pa) khẳng định, tất cả những kế hoạch tăng cường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong đợt cao điểm du lịch hè đã phải hủy bỏ.

Trung bình đơn vị phục vụ từ 50 - 60 lượt xe/ngày tuyến Hà Nội - Lào Cai - Sa Pa nhưng hiện chỉ còn chạy “cầm chừng” từ 5 - 6 lượt xe/ngày. Đơn vị đã phải cho người lao động nghỉ luân phiên, dừng hoạt động gần như toàn bộ số phương tiện chạy tuyến cố định để tiết giảm chi phí nhưng thu không đủ bù chi. Cứ chạy là lỗ mà không chạy thì khách bỏ, mất lốt.

Hầu hết phương tiện đều nằm chờ ở bãi, ngoài những chi phí cố định như bến bãi, thuê trụ sở, lương lái xe,... thì các đơn vị vận tải phải bỏ thêm ra các khoản chi phí để phòng chống dịch bệnh, khó khăn càng thêm chồng chất. Nhiều đơn vị vận tải đã phải tính đến nguy cơ phá sản nếu dịch bệnh kéo dài và không được hỗ trợ kịp thời”, ông Đỗ Văn Bằng cho biết.

Thông tin từ Giám đốc bến xe Giáp Bát Nguyễn Tất Thành cho biết, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 này khiến các tỉnh, thành phố có xe đi/đến từ Bến xe Giáp Bát sụt giảm nghiêm trọng tới hơn 70% so với 3 đợt dịch bùng phát trước.

Hiện bến xe chỉ còn 4 tuyến có xe chạy là Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình; việc phục hồi cho các doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào diễn biến của dịch. Phía bến xe đang bố trí cho cán bộ công nhân viên nghỉ luân phiên để vừa duy trì hoạt động, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Cần những chính sách hỗ trợ kịp thời và dài hơi

Hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ, nợ ngân hàng ngày càng lớn, gánh nặng lương công nhân liên tục đổ dồn về,... đó là tình trạng chung của những doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô sau một thời gian dài chống chọi với các đợt bùng phát của dịch bệnh Covid-19.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp và hành khách ngày một ít, càng chạy càng lỗ nhưng các doanh nghiệp vận tải khách bằng ô tô vẫn cố gắng bám trụ, duy trì tuyến. Tuy nhiên thống kê đa phần các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên rất khó có thể đứng vững sau những đợt bùng phát dịch bệnh liên tiếp, doanh thu sụt giảm mạnh.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nếu các doanh nghiệp vận tải khách đường bộ phá sản, dừng hoạt động sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về chất lượng dịch vụ, giá cước vận tải,… và gây ra sức ép đối với các lĩnh vực vận tải khách khác như hàng không, đường sắt.

Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải cần có những giải pháp kịp thời và đủ mạnh để duy trì hoạt động cũng như khôi phục lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đồng thời các doanh nghiệp vận tải đường bộ cần xem xét các giải pháp công nghệ và áp dụng các công cụ mới trên thị trường; nỗ lực tái cơ cấu để giảm thiểu thiệt hại cũng như chấp nhận sống chung, thích ứng để phát triển cùng dịch.

Ngoài những chi phí cố định thì các đơn vị vận tải phải bỏ thêm ra các khoản chi phí để phòng chống dịch bệnh khiến khó khăn càng thêm chồng chất.

Ngoài những chi phí cố định thì các đơn vị vận tải phải bỏ thêm ra các khoản chi phí để phòng chống dịch bệnh khiến khó khăn càng thêm chồng chất.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, vận tải ô tô là một trong số ngành kinh tế chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19. Nhất là về vận tải hành khách, lượng xe hoạt động chỉ đạt 50% so với trước dịch (vận tải taxi thì số xe hoạt động chỉ khoảng 20%).

Trong khi một số chi phí cho xe hoạt động gia tăng thì lượng khách được phép chở bị khống chế dưới 50%, các đơn vị vận tải hành khách đều đang phải chịu thua lỗ. Một số chính sách đã ban hành thời gian qua nhưng các doanh nghiệp rất khó tiếp cận.

Để giúp cho các đơn vị kinh doanh vận tải có cơ hội tồn tại, tiếp tục ổn định sản xuất, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các các Bộ, ngành chức năng có những cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ cho các đơn vị vượt qua khó khăn.

Cụ thể, cho phép kéo dài thời hạn thực hiện Thông tư 74/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về mức thu một số khoản phí, lệ phí đến hết ngày 31/12/2021. Các ngân hàng tiếp tục cho vay các gói chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt để các đơn vị vận tải khôi phục sản xuất kinh doanh.

Có chính sách, cơ chế phù hợp đối với các Nhà đầu tư BOT (Bộ Tài chính ban hành Thông tư 112 về giảm phí sử dụng đường bộ nhưng các nhà đầu tư BOT không thực hiện, vì cho rằng nếu giảm phí thì Bộ Tài chính cần có các cơ chế chính sách đối với nhà đầu tư) để các nhà đầu tư BOT thực hiện Thông tư 112 và kéo dài thời gian thực hiện Thông tư đến hết ngày 31/12/2021 thay vì tới ngày 30/6/2021.

Đối với các đơn vị vận tải taxi đề nghị tăng thời gian của chu kỳ kiểm định xe kinh doanh taxi từ 18 lên 24 tháng đối với chu kỳ lần I và từ 6 lên 12 tháng đối với chu kỳ lần II. Vì từ năm 2020 đến nay km xe taxi hoạt động trong ngày chỉ bằng 20 - 30% so với trước dịch; cho phép lùi thời hạn thực hiện lắp camera trên xe khách từ 9 chỗ ngồi trở lên, xe đầu kéo chở container theo quy định tại Nghị định 10/2020/ND-CP đến 31/7/2023.

Thế Anh

Báo Công luận

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp