Doanh nghiệp Việt đang "chết yểu" vì chi phí

Thứ tư, 23/08/2017 20:02 PM - 0 Trả lời

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới thời gian qua được xem là tín hiệu tích cực, tuy nhiên cũng nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa vì không cáng đáng nổi chi phí đã phải sớm giã từ thị trường, từ bỏ "giấc mơ khởi nghiệp".

(CLO) Số lượng doanh nghiệp thành lập mới thời gian qua được xem là tín hiệu tích cực, tuy nhiên cũng nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa vì không cáng đáng nổi chi phí đã phải sớm giã từ thị trường, từ bỏ "giấc mơ khởi nghiệp". Giấy phéo "con", "cháu": Bâo giờ có hồi kết? Doanh nghiệp đang phải gánh những chi phí gì? Tại buổi Tọa đàm Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển, ông Ngô Văn Điểm, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam cho biết, chúng ta cần phân định chi phí cho rõ, một là chi phí kinh doanh nói chung, đó là các quy định của nhà nước tác động đến mọi doanh nghiệp như nhau, hai là chi phí của từng doanh nghiệp (DN). Việc các DN khởi nghiệp còn khó khăn thì phải xét trên chi phí của DN. "Trên thực tế, con số được công bố chính thức thì cứ 3 DN ra đời thì có ít nhất 3 DN giải thể thoặc đóng cửa. Tại sao có con số đó, bởi các DN mới ra đời thì tiếp cận nguồn lực chi phí rất cao bởi hầu hết là DNNVV, khi anh tiếp cận đất đai giá nó lên mà anh lại gặp phải thị trường cạnh tranh không lành mạnh thì anh sẽ thuê đất rất khó, thuê văn phòng rất khó", ông Điểm cho hay. [caption id="attachment_179488" align="aligncenter" width="660"]Báo Công luận Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, thuế phí đang là rào cản lớn nhất, hạ thấp cơ hội và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. (Ảnh minh hoạ, nguồn internet)[/caption] Thứ hai là ngân hàng, lãi suất tín chấp cao hơn vài %, cộng với các chi phí khác nữa thì DN càng khổ. Tiếp nữa, DN khảo sát thị trường không chính xác, sức mua chỉ khoảng 2.275 USD/người thì sức mua không thể lớn được. Nên DN khi khảo sát, nghĩ rằng mình làm ra sản phẩm được thị trường chấp nhận nhưng khi bước vào thực tế thì bị vỡ trận nên phải rút lui khỏi thị trường. Chi phí của DN thì hầu hết các DN đều nhập khẩu nguyên liệu, các thủ tục kiểm soát nhập khẩu nguyên liệu theo con số của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra là 10.000 mặt hàng được kiểm soát về xuất nhập khẩu thì đã mất 14.300 tỷ đồng. "Tôi nghĩ rằng, không chỉ giảm chi phí mà còn cần giảm cả thời gian giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) đang rất phiền hà, làm nản lòng các DN, nhất là các DN mới ra đời. Bên cạnh nhập khẩu là vận tải, riêng đường QL1 có 40 trạm thu phí. Đối với xe con, đi qua hết 40 trạm này mất 1,3 triệu đồng tiền lệ phí, trong khi xe tải trọng lớn mất 10-20 lần tiền phí như vậy, rồi chi phí logistics nữa"
, ông Điểm chia sẻ. Thêm nữa, theo Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân một chi phí DN nào cũng vấp phải là điện năng, chiếm khoàng 10% tổng chi phí của DN, mà tư duy tiết kiệm điện năng lại không có nên càng tốn kém. Chi phí nữa mà các DNNVV mới ra đời đều phải cõng, đặc biệt là các DN làng nghề, hộ kinh doanh cá thể đó là chi phí môi trường. Bởi khi anh độc lập xử lý rác thải thì chi phí sẽ lớn hơn khi anh tập trung sản xuất tại các khu công nghiệp. "Đó chỉ là những chi phí chính thức. Còn sự góp mặt của các chi phí không chính thức là một loại chi phí ngầm, chi phí ngoài luồng rất rắc rối, ở Việt Nam - từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “tham nhũng vặt” nhưng hậu quả của nó thì cũng không kém tham nhũng lớn thậm chí kinh khủng hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Con số này ở Việt Nam không hề thấp, dẫn đến cơ chế thị trường méo mó", ông Điểm nhận định Giải pháp có đem lại hiệu quả? Theo ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng CIEM, các giải pháp gần đây Chính phủ tập trung cắt giảm chi phí như chi phí, lệ phí, cắt giảm thời gian cũng như chi phí về các TTHC như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35. Rõ ràng, Chính phủ đã nhận diện được những vấn đề và đang thực hiện giải quyết các vấn đề . "Tác động trên thực tế qua cảm nhận của tôi cũng như qua đối thoại với cộng đồng DN thì tôi cho rằng tác động chưa nhiều, chưa đạt được kỳ vọng cũng như mong muốn của cộng đồng DN và các bên có liên quan. Các giải pháp của Chính phủ hiện nay là đúng nhưng kết quả thực hiện còn khá hạn chế", ông Hiếu nhấn mạnh. Theo báo cáo tại cuộc họp về cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hoá xuất nhập khẩu ngày 21/8 vừa qua, hiện có 5.917 điều kiện kinh doanh của các bộ tại các cửa khẩu, 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, mỗi năm DN phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng để làm các thủ tục này. Tuy nhiên tình trạng kiểm tra nhiều nhưng phát hiện vi phạm chẳng bao nhiêu. Về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, hiện nay chúng ta đang giao cho các bộ, ngành tự rà soát toàn bộ lĩnh vực và tự rà soát từng thủ tục. Cách làm này là không hiệu quả, chính các bộ ngành là nơi sản sinh ra các sản phẩm đó, các cơ quan là những người xây dựng chính sách, thực thi chính sách, sau đó lại tự rà soát và cắt bỏ đi cái mà mình vừa ban hành trước đó, điều này là không hiệu quả.
Theo nghiên cứu “Khảo sát về môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới năm 2017, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản vẫn cao so với các nước trong khu vực ASEAN. Doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chịu chi phí nộp thuế cao trong khu vực ASEAN, ở mức 39,1% so với lợi nhuận và cao hơn 2 lần so với Singapore. Ngoài ra, chi phí về tuân thủ chứng từ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng ở mức cao nhất, gấp gần 4 lần so với Singapore và hơn 3 lần so với Philippines.

Kim Huyền

 

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô