Đổi mới sáng tạo còn nhiều dư địa chưa được khai thác, tận dụng để phát triển

Thứ tư, 31/07/2019 09:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, đổi mới sáng tạo (ĐMST) gắn với tăng trưởng và phát triển của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều dư địa chưa được khai thác, tận dụng để phát triển.

Đổi mới sáng tạo gắn với tăng trưởng và phát triển của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. (Ảnh minh họa)

Đổi mới sáng tạo gắn với tăng trưởng và phát triển của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. (Ảnh minh họa)

Trong vài năm qua, Việt Nam đã có thành tích ấn tượng trong Báo cáo xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Đến nay, với thứ hạng 42 trong tổng số 129 nền kinh tế trên thế giới, “Việt Nam nổi lên là một quốc gia đặc biệt” vì liên tục thăng hạng trong bảng chỉ số này.

Theo các chuyên gia, đạt kết quả này là do Việt Nam có 1 mục tiêu rõ ràng và được phối hợp thực hiện từ cấp cao nhất. Đầu tiên, đó là vai trò kiến tạo của Chính phủ. Kể từ năm 2016, với Quyết định 844, cộng đồng doanh nhân - doanh nghiệp trong và ngoài nước đã nhận thấy sự quan tâm của Chính phủ với việc hình thành phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cùng với đó là đề án 1665 dành riêng cho cộng đồng startup sinh viên…

Các Bộ, ban ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phối hợp, tham mưu, triển khai các điều Luật, các văn bản hướng dẫn giải quyết, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nền tảng đó đã tạo nên 1 thành tích ấn tượng trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, như khẳng định của ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT.

“Năm 2018, các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam đạt 889 triệu USD, cao gấp 3 lần so với năm 2017, khoảng 291 triệu USD. Với nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, một thị trường năng động, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng vươn ra khu vực và thế giới”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết.

Điển hình như ABIVIN đã trở thành nhà vô địch của cuộc thi World Cup Start-up năm 2019 với giải thưởng trị giá 1 triệu USD. Mặc dù vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ĐMST gắn với tăng trưởng và phát triển của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều dư địa chưa được khai thác, tận dụng để phát triển.

Có thể lấy số liệu được thực hiện tại Diễn đàn CEO 2019 để dẫn chứng cho khẳng định “ĐMST gắn với tăng trưởng và phát triển của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng” của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi 20% trong tổng số hàng trăm doanh nghiệp được tiến hành khảo sát khẳng định do chi phí đầu tư cao nên họ chưa sẵn sàng đổi mới sáng tạo; Có 44% doanh nghiệp cho rằng vì doanh nghiệp đang ổn định và tư duy ngại thay đổi nên họ chưa có lí do để đổi mới sáng tạo.

Trong khi đó, cũng có đến 36% doanh nghiệp thừa nhận còn thiếu thông tin, chưa hiểu rõ hoặc chưa biết đến chuyển đổi số và ĐMST. Khái niệm ĐMST rõ ràng vẫn còn khá xa lạ với nhiều doanh nghiệp, dám thay đổi, bứt phá từ tư duy đến hành động là cả một hành trình.

Từ thực tiễn đó, các chuyên gia khẳng định, “hướng tới nền kinh tế số hay chính là nhằm hòa nhập 1 cách bền vững với cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo. Mà muốn thực hiện được điều đó, cần sự nỗ lực từ mỗi doanh nhân, doanh nghiệp”.

Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, đầu tiên cần vai trò kiến tạo của chính phủ thông qua các chính sách phù hợp, cần nguồn tài chính từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, cần hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp và 1 yếu tố như nhân vật chính là vai trò của các trường trong cung cấp nguồn ý tưởng và nhân lực khởi nghiệp chất lượng cao. Thị trường cho khởi nghiệp với sự vào cuộc của các doanh nghiệp lớn hiện nay là hét sức cần thiết cùng với đó là văn hóa khởi nghiệp sáng tạo chấp nhận rủi ro, thất bại để đi đến thành công.

Tháo gỡ các "điểm nghẽn" về thể chế chính sách, tài chính, nguồn vốn đầu tư, thị trường nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nhân là đanh hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong tiến trình đổi mới sáng tạo cũng cần tiếp tục cải thiện chỉ số ĐMST quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Nhật Phương

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp