Đời yêu thương qua ảnh Lê Bích

Thứ hai, 13/04/2020 08:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thỉnh thoảng, Lê Bích lại đăng tải trên trang cá nhân của mình về việc muốn chia sẻ, tặng lại một vài món đồ lặt vặt. Đấy có thể là một bức họa, một cục đất thó nặn thành tượng, một cái điếu cày từ gốc tre gộc, một món đồ xưa cũ...

Nhiếp ảnh gia Lê Bích

Nhiếp ảnh gia Lê Bích

Những món đồ nhỏ bé, xinh xắn và gợi nhắc lại những hoài niệm êm đềm của những ngày đẹp đẽ xưa cũ.

Bạn bè, người quen anh đều là trong giới mộ điệu thường rất chờ đợi những sự kiện vui vẻ ấy. Bởi mỗi món đồ của Lê Bích không chỉ nhỏ và đẹp mà đằng sau đó là một câu chuyện thú vị về người, về đất, về nghề mà anh thu lượm được sau mỗi chuyến đi sáng tác.

Trò chuyện với anh, tìm hiểu về việc anh làm, nhìn những tác phẩm anh đã công bố, nhiều người gọi Lê Bích là người giữ hoài niệm.

Nhiếp ảnh gia Lê Bích nhìn trẻ hơn cái tuổi Nhâm Tý (1972) của mình. Anh thu hút người đối diện bằng ánh mắt hồn hậu và nụ cười hiền lành. Tính ra, trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, Lê Bích cũng là con nhà nòi bởi cụ thân sinh ra anh là một họa sĩ và cũng có chụp ảnh. Đời “cơm áo” đưa anh sang lĩnh vực bất động sản sau khi anh tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ. Như một định mệnh nằm trong cái “gen nghệ thuật”, năm 2005, anh nghỉ việc, dành toàn bộ tâm trí vào nhiếp ảnh.

Ảnh của Lê Bích xuất hiện thường xuyên trên nhiều tạp chí du lịch như Heritage, Travel Live, Wanderlust… Ngoài ra, nhiều tờ báo lớn trong nước như Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiếng nói Việt Nam... cũng coi anh là một cộng tác viên cứng, tin cậy khi cần đến ảnh.

Ngần. Ảnh: Lê Bích

Ngần. Ảnh: Lê Bích

Mảng ảnh chân dung, đời sống của anh dung dị, đôn hậu, mới nhìn tưởng như không quá phức tạp về nội dung nhưng kỳ thực, mỗi tấm hình là một sự dụng công và tìm tòi rất vất vả. Bởi nó không chỉ là một khoảnh khắc mà đằng sau nó còn là cả một câu chuyện, một thân phận trong cõi đời này. Hồi năm 2018, Lê Bích tổ chức triển lãm “Sắc màu cuộc sống” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, tôn vinh vẻ đẹp trong lao động của người phụ nữ.

Cuộc triển lãm chỉ có 40 bức ảnh nhưng anh đã phải chuẩn bị cho nó tới hơn chục năm. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện. Kể chuyện về tấm ảnh chân dung của Ngần – một người phụ nữ làm hương ở thôn Cao Thôn, Hưng Yên, Lê Bích nói: “Mình chụp Ngần chỉ có mỗi gương mặt với chiếc khăn che kín gần hết khuôn mặt, chừa ra đôi mắt. Trên khăn thì dính rất nhiều bụi làm hương. Ngần làm việc rất vất vả từ 5 giờ sáng. Công việc bụi bặm nhưng thu nhập chỉ có 150 nghìn/ngày công. Mình nhớ mãi đôi mắt của Ngần, đôi mắt có rất nhiều tâm sự, mình thấy cuộc đời của Ngần khá là vất vả, nhưng vẫn có chút gì đấy hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Hay như bức ảnh về các chị lao công cúng giao thừa ngay trên phố. Để có được bức hình ưng ý này, Lê Bích đã phải mất tới ba năm sau nhiều lần chụp đi chụp lại.

Các chị lao công đón giao thừa trên vỉa hè. Ảnh: Lê Bích

Các chị lao công đón giao thừa trên vỉa hè. Ảnh: Lê Bích

Nhiếp ảnh gia Lê Bích còn được nhiều người biết tới vì anh có một kho ảnh khổng lồ về di sản của những nghệ nhân, những làng nghề dọc chiều dài đất nước. Anh đã đi qua hàng trăm ngôi làng, gặp hàng trăm nghệ nhân, ghi chép lại số phận của làng, của nghề bằng hàng nghìn bức ảnh. Anh nói: “Làng Việt mỗi làng có một số phận riêng. Tôi thường đi, chụp, một thời gian sau tôi lại quay lại để xem lại, nghe lại, chụp lại. Có những nhân vật tôi chụp được khi còn bé xíu, thậm chí tôi không nhớ tới người ta. Nhưng đến khi ảnh được triển lãm, họ đã trưởng thành và tự họ nhận ra mình trong ảnh tôi. Họ tìm đến tôi và kể lại câu chuyện mà tôi và họ đã cùng đi qua. Đấy là những may mắn kỳ diệu của đời sống mà nhiếp ảnh đã mang lại cho tôi”.

Sau khi đi qua hàng trăm ngôi làng Bắc bộ, ba năm nay, Lê Bích tập trung đi điền dã các ngôi làng ở đồng bằng sông Cửu Long để tìm kiếm những chất liệu mới. Anh cũng sắp xếp lại tư liệu để triển lãm, làm sách. Năm ngoái (2019), từ hàng ngàn bức ảnh anh đã chụp ở làng tranh Đông Hồ, anh và các đồng sự đã cho ra mắt cuốn cuốn sách “Dòng tranh dân gian Đông Hồ”. Đây là thực sự là một tư liệu quý với những ai muốn tìm hiểu về dòng tranh lâu đời này.

Lễ rước nước tại lễ hội làng Giàn, thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Lê Bích

Lễ rước nước tại lễ hội làng Giàn, thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Lê Bích

Sắp tới, tôi sẽ cho ra mắt cuốn sách về giếng làng. Giếng là một biểu tượng văn hóa của làng quê Việt Nam. Giếng đã đi vào ca dao “Năng mưa thì giếng năng đầy. Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương”; Tục ngữ: “ Ếch ngồi đáy giếng”; Cổ tích như: “Tấm Cám”, “Mỵ Châu – Trọng Thủy”… Hình ảnh “cây đa, giếng nước, sân đình” đã ăn sâu vào tâm thức người Việt.

“Tại sao lại thế? Ngày xưa dân ta chỉ có nước giếng và nước mưa để sinh hoạt do vậy giếng nước quý lắm, nước giếng là một tài nguyên là lộc của trời. Điều tuyệt diệu nhất của giếng làng là ai cũng có thể lấy nước bất kể giầu – nghèo, sang – hèn. Vì thế nó được trân quý trong cộng đồng. Giếng giúp cho sự sống tồn tại, mang lại công bằng và bình đẳng và điều này luôn cần cho bất cứ xã hội nào. Có lợi cho mọi người, công bằng thì xã hội mới bình yên.

Giếng có sự cân bằng tự tại nước cho đi xong lại đầy và càng cho đi nước càng trong. Không cho đi nước sẽ bị tù, trở nên bẩn. Nếu bạn có tính này của giếng hoặc áp dụng tích chất này vào cách bạn sống, đối nhân xử thế hẳn bạn sẽ là một người có ích và được xã hội nể trọng"- Lê Bích nói.

Chợt nhớ đến câu nói của một người uyên bác đã nói với tôi: “Hiểu rõ quá khứ cũng sẽ hiểu được tương lai” và tôi luôn tâm niệm rằng mọi thứ sẽ qua đi chỉ có yêu thương ở lại với đời.

Nhiều bạn bè của Lê Bích nói anh... không biết kiếm tiền. Bởi với cách anh đi, anh chụp, anh lưu trữ, biên soạn ảnh, tài liệu chậm rãi và tỉ mẩn thì làm sao mà “ra tiền ngay” được. Tôi hiểu đấy là nói vui. Bởi những giá trị mà nhiếp ảnh gia Lê Bích đang làm cần có chiều sâu tư duy, chiều dài của thời gian mới ra những giá trị lớn (bao gồm cả giá trị vật chất). Và điều quan trọng nhất, những điều anh làm là để cuộc đời này có yêu thương ở lại.

Tử Hưng

Tin khác

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa