Đón đầu cơ hội phát triển hoạt động logistics trong năm 2021

Chủ nhật, 03/01/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo dự báo của các chuyên gia, hoạt động logistics tại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2021 khi hiệp định EVFTA, RCEP có hiệu lực. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là cần có giải pháp cụ thể để định hướng phát triển, đón đầu cơ hội đầy tiềm năng.

Bài liên quan
Khi tham gia vào các hiệp định thương mại toàn cầu như EVFTA hay RCEP sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho hoạt động logistics tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Khi tham gia vào các hiệp định thương mại toàn cầu như EVFTA hay RCEP sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho hoạt động logistics tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Cơ hội phát triển rộng mở

Việt Nam hiện đã trở thành thành viên của 16 hiệp định thương mại tự do. Trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với tầm cỡ và quy mô lớn như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP),...

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, nếu nâng cao chất lượng, giảm giá thành các dịch vụ logistics sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm được rất nhiều chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, của cả nền kinh tế.

Muốn vậy, Việt Nam cần phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh. Tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược. Tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực. Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.

Chính những xu hướng mới này đã, đang và sẽ tạo đà cho hoạt động logistics trong nước phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là thời cơ vàng để các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình trong lĩnh vực này.

Theo ông Nguyễn Tương - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam, hoạt động logistic Việt Nam hiện đứng thứ 3 Đông Nam Á, với mô 40 - 42 tỷ USD. Một khi chúng ta tham gia vào hiệp định thương mại toàn cầu như EVFTA hay RCEP sẽ giúp tạo ra nhiều nguồn hàng và nhiều nguồn đầu tư để phát triển ngành logistics.

Các chuyên gia kinh tế đã dự báo nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ tăng trưởng 5-6% và điều này chắc chắn sẽ kéo theo ngành dịch vụ logistics trong nước phát triển mạnh mẽ. 

Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng của các ngành dịch vụ logistics đạt 15-20%/năm, chiếm tỷ trọng 8-10% GDP. Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%. Chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Để hoạt động trao đổi thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa chất lượng, hình thức thực hiện các dịch vụ logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu trong điều kiện kinh tế mới dưới tác động của dịch Covid-19 và tiến tới hậu Covid-19 là một trong những giải pháp cấp thiết.

Thông tin từ Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, hiện Bộ đang gấp rút nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung lại quy hoạch về giao thông vận tải tầm quốc gia. Trong đó có năm loại hình gắn chặt với logistics là đường thủy, đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường bộ. Riêng về đường bộ, Chính phủ đang tập trung đến năm 2025 thông được tuyến cao tốc Bắc - Nam và hoàn thành các trục tuyến cao tốc chính.

Ứng dụng công nghệ, phát triển logistics

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, đã có 5 nhóm nhiệm vụ được Chính phủ triển khai gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; Phát triển thị trường dịch vụ logistics; Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực.

Nhiều chuyên gia dự báo, đây là

Nhiều chuyên gia dự báo, đây là "thời điểm vàng" để các doanh nghiệp logistics Việt Nam ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển trong thời gian tới. Ảnh minh họa

Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, địa phương, tiếp thu ý kiến, khẩn trương giải quyết các kiến nghị của các Hiệp hội, các doanh nghiệp vận tải, logistics, cắt giảm ngay các thủ tục không cần thiết.

Chiều 14/11/2020, thông qua hình thức làm việc trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bấm nút khởi động Mạng lưới Logistics thông minh ASEAN với dự án đầu tiên “Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc”. Mạng lưới Logistics thông minh ASEAN là một nền tảng hợp tác với mục tiêu chung là tăng trưởng thông minh và bền vững dựa trên cơ sở hạ tầng logistics thông minh, hướng đến mục tiêu hỗ trợ kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025. Cùng với việc Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực và RCEP được ký kết, việc chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế giúp mở rộng thị trường và kết nối cung cầu cho ngành dịch vụ logistics.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics, Bộ Công Thương cho biết cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý logistics phù hợp xu thế phát triển. Điện tử hóa dịch vụ công, ứng dụng thương mại điện tử nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics giảm thiểu chi phí.

Thông tin từ ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics cho biết, hiện một số doanh nghiệp lớn đã áp dụng thành công giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả cho dịch vụ logistics và giảm đáng kể chi phí liên quan như:

Cảng điện tử (ePort), lệnh giao hàng điện tử (eDO), số hóa chứng từ vận tải (Invoicing and Payments), đầu tư vào ứng dụng giải pháp tổng thể trong dịch vụ logistics (Saas), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhà kho thông minh (Smart Warehousing)…

Nhờ vậy, 58% nhà cung cấp dịch vụ logistics đã rút ngắn lộ trình công nghệ. Mô hình làm việc từ xa cũng đang được các doanh nghiệp trong ngành áp dụng nhằm đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc. 82% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết đang áp dụng mô hình làm việc từ xa; 65% số doanh nghiệp tin rằng xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.

Đó cũng chính là lợi thế mà mô hình làm việc từ xa đem lại và với sự hỗ trợ của công nghệ, ngành logistics không còn bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý và đã trở thành logistics xuyên biên giới.

Khi bàn tới những cơ hội phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành logistics nói chung sau đại dịch Covid-19, ông Vũ Đăng Vinh - Tổng giám đốc Vietnam Report cho rằng, về dài hạn, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ trong kinh doanh nhiều hơn như việc số hóa, ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) hay tự động hóa trong các quy trình hoạt động. Tổ chức tái cấu trúc, định vị hình ảnh của doanh nghiệp tại các thị trường hiện tại. 

Doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm các cơ hội mua bán, sáp nhập (M&A) hoặc theo đuổi chiến lược thoái vốn. Các doanh nghiệp cũng phân bổ lại sự phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào trong các chuỗi cung ứng. Đồng thời, dần thích nghi với các mô hình làm việc từ xa và tiếp cận với các giao dịch thương mại điện tử một cách nhuần nhuyễn, quen thuộc hơn. 

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ với những tiến bộ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được đa số doanh nghiệp kỳ vọng sẽ làm thay đổi ngành logistics nhiều nhất với những lợi ích hàng đầu như tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí, cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao hiệu quả theo dõi logistics và quản lý vòng đời sản phẩm và củng cố hệ thống vận hành.... 

Thế Anh

Tin khác

Tuân thủ quy định khi đi máy bay dịp cao điểm nghỉ lễ  30/4 - 1/5

Tuân thủ quy định khi đi máy bay dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đảm bảo thực hiện chuyến bay an toàn và đúng giờ dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách cần lưu ý tuân thủ các quy định di chuyển bằng đường hàng không.

Giao thông
Hãng hàng không Vietjet vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách

Hãng hàng không Vietjet vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách

(CLO) Trong ba tháng đầu năm, hãng hàng không Vietjet đã khai thác an toàn gần 34.500 chuyến bay, vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách.

Giao thông
Đề xuất gần 600 tỷ đồng xây dựng cầu Ninh Cường trên Quốc lộ 37B

Đề xuất gần 600 tỷ đồng xây dựng cầu Ninh Cường trên Quốc lộ 37B

(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên Quốc lộ 37B.

Giao thông
Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

(CLO) Chiều 28/4, cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng vốn đầu tư hơn 11.150 tỷ đồng nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chính thức thông xe, đưa vào khai thác khoảng 30km.

Giao thông
Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành cho biết, dự án xây dựng sân bay Long Thành vẫn duy trì thi công xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5 với gần 5.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng hàng ngàn trang thiết bị, máy móc.

Giao thông