Đồng hành cũng những người cận tử

Chủ nhật, 15/04/2018 08:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 14/4, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (L’Espace, 24 Tràng Tiền) đã tổ chức buổi tọa đàm nhằm giới thiệu cuốn sách dài 236 trang mang tên “Điểm đến của cuộc đời” của tác giả Đặng Hoàng Giang.

Báo Công luận
 Tác giả Đặng Hoàng Giang ký tặng sách. Ảnh: T.H

Trong triết lý nhà Phật có câu: “Đau một giây, chết một giờ”. Đó là mong muốn một cái chết nhanh chóng không đau đớn, ai cũng sẽ phải chết nhưng mỗi người sẽ chết trong một hoàn cảnh khác nhau. Có những người chết vì tuổi già, cũng có những người chỉ đau đớn một vài tiếng trước khi chết nhưng đối với những bệnh nhân ung thư – họ phải nếm trải sự đau đớn của thể xác lẫn sự cô đơn về mặt tinh thần trong một thời gian dài.

Chết là cái đích cho hành trình của mỗi sứ mệnh, nhưng trong xã hội hiện đại chúng ta luôn lảng tránh nói về nó, nghĩ về nó. Chúng ta chạy chốn vào những hoạt động tạo dựng tên tuổi, tích lũy của cải như để lấn át nỗi lo sợ về sự vô nghĩa của bản thân, khao khát để lại được dấu vết trước khi ta biến mất khỏi thế giới này.

Để viết nên được cuốn sách này, chính tác giả đã dấn thân vào một thế giới đầy rẫy những bi kịch, sự phản bội, đau đớn, mất mát và sợ hãi của những bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư quái ác. Tất cả mọi hành động, lời nói đều được tác giả thể hiện ở mức độ dữ dội nhất. Nhằm tìm câu trả lời cho câu hỏi “ta nên ứng xử thế nào trước khi chết và cái chết của những con người mang trong mình bệnh tật có thể dạy cho những người còn sống điều gì?”.

Các nhân vật trong chuyện là những con người đã chịu nhiều nỗi đau, mất mát ngoài đời thực. Trong cuốn sách, tác giả đã ghi chép lại các câu chuyện một cách tỉ mỉ, sâu sắc và đầy xúc động khiến cho ai đọc cũng phải nghẹn ngào.

"Điểm đến của cuộc đời" cho người đọc thấy được sự bản lĩnh của người mẹ luôn động viên đứa con trai mới 8 tuổi bị ung thư xương cố gắng, dù biết rõ con không sống được lâu nữa. Sự lạc quan của nhân vật Liên đã từ chối mọi biện pháp điều trị đau đớn, quyết định về sống quãng đời ngắn ngủi của mình như những người bình thường. Hay Vân- một cô gái trẻ thuyết phục thành công gia đình cho phép mình được hiến giác mạc khi chết.

Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải trong quá trình đồng hành với những người cận tử, tác giả  Đặng Hoàng Giang chia sẻ: Tôi gặp nhiều cản trở về tâm lý, lúc gặp gỡ những con người mà họ đã trải qua cảm giác mất mát hay khi chứng kiến những mảnh đời đang bị tàn lụi đi, tôi cảm thấy bất lực, tội lỗi vì đứng trước mặt họ mà chẳng thể giúp gì.

Yếu tố tạo nên sự thành công của cuốn sách, theo tác giả đó là sự tin tưởng, chia sẻ từ người bệnh. Bệnh nhân ung thư họ luôn có tâm lý mặc cảm, tự ti, luôn nghĩ rằng sự tồn tại của họ trên đời này là vô nghĩa, họ không dám chia sẻ những suy nghĩ của họ cho người thân nhưng lại sẵn sàng nói hết với một người lạ. Là người ngoài cuộc, tôi hiểu được nỗi cô đơn trong họ, thứ họ cần là sự an ủi, được lắng nghe, khao khát được nghĩ, được sống cuộc sống ý nghĩa, nhưng họ lại đang thiếu những thứ đó bởi người thân họ luôn lảng tránh khi nói đến cái chết.

Nếu như đã đọc tác phẩm, độc giả sẽ dễ dàng nhận ra các nhân vật chính trong cuốn sách đều là nữ, điều này được tác giả lý giải rằng, trí nhớ của người đàn ông bao giờ cũng kém hơn người phụ nữ, khả năng diễn đạt, bày tỏ cảm xúc cá nhân kém hơn làm cho câu chuyện họ kể hiện lên không phong phú bằng lời kể của những người phụ nữ.

Điểm đến của cái chết đằng sau những câu chuyện kia là ước muốn giảm nhẹ sự đau đớn cho các bệnh nhân ung thư. Là sự lắng nghe, thấu hiểu những nguyện vọng của người bệnh thay vì những lời động viên cố lên. Là mong muốn chứng minh với mọi người bản thân mang bệnh nhưng họ vẫn có thể làm được những việc có ích.

Một bạn trẻ sau khi đọc cuốn sách của tác giả Đặng Hoàng Giang có chia sẻ, chúng ta suy nghĩ về cái chết không phải để chúng ta sợ hãi, không phải chúng ta rúc vào cái chết trong thân thế của người anh hùng mà chúng ta sẽ trân trọng cuộc sống hơn. Từ góc nhìn của một người trẻ thì tác phẩm này đã cho tôi thấy được một cái nhìn nhân văn hơn về cách sống ở trên đời là sống chậm, có ích hơn.

Biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thủy là người đồng hành cùng tác giả viết cuốn sách “Điểm đến của cuộc đời”. Chị Thủy đã rút ra nhận xét: "Tôi nghĩ rằng hành trình anh Giang đồng hành cùng những người cận tử là một hành trình rất nhân văn, anh giúp cất lên tiếng nói của những con người ở cái góc khuất mà chúng ta chưa từng được biết. Họ hiện lên với đầy đủ các vẻ đẹp dữ dội vừa vật lộn với nỗi đau đồng thời vừa bày tỏ cái khát khao sống, chia sẻ và yêu thương với những người còn lại".

Ai rồi cũng phải chết, qua cuốn sách tác giả mong muốn những con người đang còn sống khỏe mạnh ở ngoài kia sẽ suy nghĩ và phấn đấu để làm sao có thể sống hết mình, sống trọn vẹn và có ích.

Thu Huyền

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa