Đông Nam Bộ đối mặt với thực trạng báo động khi hạ tầng giao thông đang quá tải

Thứ hai, 23/11/2020 08:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đông Nam Bộ phải đối mặt với thực trạng báo động khi hạ tầng giao thông đang quá tải, tắc nghẽn, thiếu đầu tư đúng mức, thiếu sự kết nối mang tính đồng bộ và bền vững.

Hạ tầng giao thông của Đông Nam Bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng. Ảnh minh họa

Hạ tầng giao thông của Đông Nam Bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng. Ảnh minh họa

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước, “cửa ngõ” kinh tế và cầu nối của Việt Nam ra thế giới. Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ có đóng góp lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và ngân sách. Nhưng hiện sự phát triển của vùng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

Theo ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đông Nam Bộ đã và đang khẳng định vai trò là vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước với mức đóng góp khoảng 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 40% ngân sách cả nước.

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 7 tỉnh/thành phố gồm: TP.Hồ Chí Minh; các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bình Thuận với diện tích toàn vùng khoảng 31.373 km2, bằng 9,4% diện tích cả nước với dân số khoảng 19,06 triệu người.

Vị trí địa lý phía Đông tiếp giáp với Biển Đông có thềm lục địa giàu tài nguyên thiên nhiên, địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất tốt, khí hậu ôn hòa, có nhiều sông sâu, bồi lấp ít, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, cảng biển, du lịch và công nghiệp.

Đây là một trong những vùng phát triển kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm, là vùng hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển kinh tế, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, du lịch,...

Ngoài ra vùng Đông Nam Bộ có lợi thế tự nhiên là một trong 20 địa điểm phát triển cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới. Đến năm 2025, khi sân bay Quốc tế Long Thành được đưa vào hoạt động không chỉ sẽ tạo ra sự kết nối trong vùng và liên vùng mà còn tạo ra sự kết nối đa phương thức giữa đường biển, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và đường sắt trong tương lai.

Tuy nhiên hiện Đông Nam Bộ phải đối mặt với thực trạng báo động khi hạ tầng giao thông đang quá tải, tắc nghẽn, thiếu đầu tư đúng mức, thiếu sự kết nối mang tính đồng bộ và bền vững. Đây là nguyên nhân tác động trực tiếp làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng. Đồng thời kìm hãm duy trì tăng trưởng trong nhiều năm tới đối với từng địa phương và của cả vùng Đông Nam Bộ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cả nước, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết thêm.

Đánh giá về những tồn tại, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) Nguyễn Danh Huy cho rằng, hiện chỉ có hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển và đường thủy nội địa cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của khu vực này. Hạ tầng hàng không đáp ứng sau khi đưa vào khai thác sân bay Long Thành và nâng cấp sân bay Côn Đảo, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Còn hệ thống đường bộ, đường sắt đô thị vẫn đang là nút thắt của khu vực.

Khu vực đã có nhiều cảng cạn nhưng phần lớn là quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, chưa hình thành được các trung tâm Logistics, cảng cạn quy mô lớn có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức của vùng. Nhất là cho các trung tâm sản xuất, tiêu thụ, tiếp nhận hàng hóa lớn như TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, các cảng biển.

Các tuyến đường liên vùng, hướng tâm, vành đai, các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt là tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh và các tuyến đường bộ cao tốc kết nối tới TP.Hồ Chí Minh.

Tình trạng quá tải diễn ra cả trên một số tuyến đường bộ, sân bay, cảng biển và đường thủy nội địa nên chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải chưa cao, tính cạnh tranh thấp, chi phí chưa hợp lý. Kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả liên kết vùng.

Các tuyến đường sắt nội đô chậm được đầu tư xây dựng tạo nên sức ép, ùn tắc giao thông đô thị tại TP.Hồ Chí Minh. Hạ tầng hiện vẫn là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng nếu không sớm được cải thiện, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) khẳng định.

Nhiều ý kiến đề xuất, cần sớm hoàn thiện hạ tầng giao thông nhằm tháo gỡ nút thắt, thúc đẩy cả khu vực phía Nam phát triển mạnh mẽ, tương xứng tiềm năng và vị thế của cả vùng Đông Nam Bộ. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông cho cả vùng đòi hỏi chính sách "đột phá", nhiều giải pháp để tập hợp đủ nguồn lực.

Thế Anh

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

(CLO) Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên (Dự án). Dự án có chiều dài tuyến khoảng 65km.

Giao thông
Đóng đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo phục vụ lễ khánh thành

Đóng đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo phục vụ lễ khánh thành

(CLO) Công ty CP Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo vừa có văn bản gửi các cơ quan liên quan về việc điều tiết giao thông phục vụ lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Giao thông
Khoảng 94.000 lượt hành khách qua sân bay Nội Bài trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Khoảng 94.000 lượt hành khách qua sân bay Nội Bài trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

(CLO) Hôm nay (27/4), cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã phục vụ gần 94.000 lượt hành khách với khoảng 540 lượt chuyến bay cất hạ cánh.

Giao thông
Khai thác đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai thác đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng

(CLO) Ngày hôm nay (27/4) tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã tổ chức lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Di chuyển ra/vào Thủ đô dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thế nào để tránh ùn tắc?

Di chuyển ra/vào Thủ đô dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thế nào để tránh ùn tắc?

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhằm giảm thiểu ùn tắc.

Giao thông