Dược phẩm và điện thoại có thể là vũ khí tiếp theo trong căng thẳng Trung - Ấn

Thứ hai, 06/07/2020 09:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ấn Độ mới đây đã tuyên bố sẽ cấm ứng dụng TikTok của Trung Quốc không được phát hành tại quốc gia này, động thái mới trong quan hệ đầy căng thẳng giữa hai nước.

ứng dụng TikTok đã bị cấm phát hành tại Ấn Độ cùng với 58 ứng dụng khác. Ảnh: Internet

ứng dụng TikTok đã bị cấm phát hành tại Ấn Độ cùng với 58 ứng dụng khác. Ảnh: Internet

Ấn Độ cũng đã tăng cường các hành động nhằm vào thương mại và đầu tư của Trung Quốc kể từ sau vụ đụng độ làm 20 binh lính nước này thiệt mạng hồi giữa tháng 6.

Hồi đầu tuần trước, Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc không được phát hành tại quốc gia này, bao gồm TikTok và WeChat.

Bộ trưởng GTVT nước này Nitin Gadkari cho biết các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc sẽ không được tham gia vào các dự án xây dựng đường cao tốc. Thực chất, giao thương giữa hai nước đã gặp trở ngại lớn kể từ trước khi đại dịch Covid-19 và vụ đụng độ ở thung lũng Galwan diễn ra.

Việc cán cân thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc thâm hụt tới 58 tỷ đô trong năm 2018 cũng đã khiến nước này cân nhắc thúc đẩy chính sách phát triển và tiêu dùng hàng nội địa, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của kinh tế vào nước thứ 3. 

Dù trải qua 1 năm vận động và tạo điều kiện, năm 2019 Ấn Độ vẫn ghi nhận mức thâm hụt 56.77 tỷ đô trong cán cân thương mại với Trung Quốc.

Từ đầu tháng 1 năm nay, truyền thông Ấn Độ đã nói về việc New Delhi có thể sẽ tăng thuế với 300 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, ước tính trị giá 127 tỷ đô.

Tính tới thời điểm này, mới chỉ có các biện pháp nhỏ được áp dụng như việc hạn chế nhập khẩu nhôm và thép từ Trung Quốc hay các nước khác.

Với việc tranh chấp biên giới tiếp diễn, các chuyên gia dự đoán các biện pháp thuế quan nhằm vào các ngành công nghiệp chủ đạo của Trung Quốc như hóa học, điện máy, máy móc hạng nặng và dược phẩm sẽ được triển khai.

Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều nhất, chiếm tới 14% tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2019. Ngược lại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Ấn Độ, chiếm 5.3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

"Kể cả khi nền kinh tế của hai nước không có mấy liên quan, Trung Quốc vẫn dính dáng tới chuỗi cung ứng các mặt hàng phụ tùng ô tô và dược phẩm. Tuy nhiên, mối quan hệ này là một chiều", ông Yu Liuqing, một chuyên gia phân tích của EIU tại Singapore cho hay. 

Ujas Shah, một chuyên gia khác của EIU tại Án Độ cho biết: "Ấn Độ có một nền công nghiệp dược phẩm nội địa lớn, nhưng lại phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc".

Việc chính phủ Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu có thể ảnh hưởng nặng nề tới ngành này. Đây cũng sẽ là cơ hội để Bắc Kinh cấm việc xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm sang Ấn Độ như biện pháp đáp trả nếu căng thẳng leo thang.

Các mặt hàng đồ điện tử, mảng đang chiếm phần lớn kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ từ Trung Quốc, cũng có thể bị ảnh hưởng. Năm ngoái, khoảng 35% các sản phẩm điện tử tại Ấn Độ được nhập khẩu từ Trung Quốc, ước tính đạt 33.8 tỷ đô.

"Điện thoại chiếm phần lớn trong số các mặt hàng điện tử nhập khẩu từ Trung Quốc, và cũng có thể là đối tượng bị áp thuế bởi chính phủ Ấn Độ, đặc biệt khi nước này đang mong muốn sản xuât sản phẩm riêng của mình", ông Shah cho hay.

Quan hệ thương mại giữa hai nước đã có chiều hướng đi xuống trước khi đại dịch bùng phát, khi tổng sản phẩm nhập khẩu từ cả hai chiều đều giảm 7%.

Phía Ấn Độ đã chỉ trích Trung Quốc về các hàng rào thuế quan mà các mặt hàng lợi thế của Ấn Độ như dược phẩm và IT đang gặp phải.

"Những mặt hàng xuất khẩu chính của chúng tôi bao gồm nguyên liệu thô như cotton, đồng, kim cương và đá quý. Các mặt hàng này đã dần bị lấn át bởi các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc như máy móc, điện tử, hóa chất và phân bón", Bộ ngoại giao Ấn Độ tại Trung Quốc cho hay.

"Bắc Kinh không mua nhiều từ Ấn Độ và không có biện pháp giải quyết việc chênh lệch cán cân thương mại hiện nay".

Một chuyên gia cho biết việc thay đổi đột ngột nhà cung cấp nguyên liệu là khá khó khăn khi chi phí có thể trở nên đắt đỏ và người tiêu dùng sẽ là người phải gánh chịu hậu quả.

Các biện pháp thương mại có thể trở nên rõ ràng hơn vào năm 2021, nhưng còn dựa vào nhiều yếu tố khác như tình hình đại dịch, căng thẳng biên giới hay tình trạng nền kinh tế.

Hoàng Việt

Tin khác

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

(CLO) Sự nóng lên toàn cầu đang đặt ra những câu hỏi lớn cho tương lai của ngành du lịch và cách xử lý các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Úc.

Thế giới 24h
Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

(CLO) Philippines đang phải đối mặt với mùa hè nóng bức gay gắt cùng với hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả việc học tập của học sinh.

Thế giới 24h
Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

(CLO) Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã tìm thấy thi thể một người di cư và đang tìm kiếm ít nhất 4 người khác mất tích sau khi tàu của họ chìm ngoài khơi đảo Samos vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn Israel tấn công thành phố biên giới Rafah ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công dự kiến ​​​​trong vài ngày tới có thể buộc phần lớn người dân Palestine phải chạy trốn khỏi vùng đất này.

Thế giới 24h
Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h