Đường cao tốc hiện chiếm chưa đến 2.000km trên tổng số hơn 630.000km đường bộ.

Thứ ba, 09/02/2021 12:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mạng lưới hạ tầng giao thông vận tải đường bộ đã và đang được xây dựng đồng bộ mang tính kết nối, liên kết vùng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Đường bộ đã và đang khẳng định vai trò xương sống của ngành giao thông vận tải. Ảnh minh họa

Đường bộ đã và đang khẳng định vai trò xương sống của ngành giao thông vận tải. Ảnh minh họa

Giao thông vận tải đường bộ có vai trò trọng yếu

Hiện xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống hạ tầng, mạng lưới giao thông lại càng thể hiện vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa; kết nối các vùng, ngành kinh tế trọng điểm từ đó nâng cao sức cạnh tranh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt giao thông vận tải đường bộ có vị trí trọng yếu trong hệ thống giao thông quốc gia. Những năm vừa qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã sự phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển.

Báo Công luận

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, năm 2020 trong bối cảnh đất nước chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai, lũ lụt. Trong muôn vàn gian khó ấy, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã hoàn thành rất tốt trọng trách “đi trước mở đường”, đảm bảo giao thông khi đường sá sạt lở, khơi thông các tuyến ách tắc do thiên tai phá hủy,…. Từ đó tạo điều kiện cho các công tác ứng phó với bão lụt, để phương tiện lưu thông thuận tiện, an toàn.

Thông tin từ Bộ GTVT cho biết, giai đoạn từ năm 2011 - 2020 đã khoảng 1.074 km đường bộ cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc đang khai thác lên 1.163 km. Mạng lưới quốc lộ đạt 24.598 km, các tuyến quốc lộ chính yếu được đưa vào cấp kỹ thuật, thay thế cầu yếu và đồng bộ tải trọng, tỷ lệ mặt đường bê tông nhựa được nâng lên 64%.

Về đường cao tốc, tại khu vực phía Bắc đã hoàn thành các tuyến hướng tâm tới Thủ đô Hà Nội, tuyến đường cao tốc ven biển nối Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn. Khu vực phía Nam đã hoàn thành 2 tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây nối Đông Nam Bộ và phía Bắc, TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương nối với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Khu vực miền Trung đã hoàn thành 2 tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Liên Khương - Đà Lạt.

Đối với hệ thống đường quốc lộ: Quốc lộ 1 đã được nâng cấp, mở rộng từ Lạng Sơn đến Cà Mau và được kéo dài đến Năm Căn, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên nối xuống miền Đông Nam Bộ đã được mở rộng. Nhiều quốc lộ trọng yếu được đầu tư, nâng cấp toàn tuyến hoặc các đoạn có nhu cầu vận tải lớn.

Trong nhiều năm qua, thị trường vận tải hành khách và hàng hóa cả liên tỉnh, nội tỉnh và đô thị ở Việt Nam đã và đang phụ thuộc quá mức vào đường bộ do những ưu điểm về sự tiện lợi, dễ thích nghi với mọi loại địa hình, có thể hoạt động được trong các điều kiện thời tiết khác nhau, đáp ứng tốt yêu cầu hàng hóa thị trường,...

Tuy nhiên theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, với khoảng 80% lưu lượng hàng hóa của doanh nghiệp được vận chuyển bằng đường bộ, nhu cầu về những tuyến đường cao tốc hoàn thiện là rất cần thiết. Nhưng tổng chiều dài đường cao tốc đang vận hành lại chưa đến 2.000km/tổng số hơn 630.000km đường bộ của Việt Nam. 

Phải nói rằng chi phí logistics tại Việt Nam đang quá đắt đỏ. Trong chi phí logistics, chi phí vận tải quá cao, tương đương 30 - 40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh.

Kết nối đồng bộ, tạo động lực để phát triển kinh tế

Ðến nay, cơ cấu thị trường vận tải Việt Nam đã có nhiều sự dịch chuyển tích cực theo hướng giảm mức độ phụ thuộc quá mức vào đường bộ. Thống kê về vận tải hành khách năm 2019 so năm 2011, hàng không chiếm 31,4% (tăng 10%), đường bộ giảm từ 71,7% xuống còn 65,6%. Về vận tải hàng hóa, đường thủy đạt gần 20% (tăng 4%) nhưng đường bộ cũng tiếp tục tăng 8% trong khi vận tải biển giảm 10%. 

Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa, giảm giá thành dịch vụ, chi phí đi lại thì các phương thức vận tải cần được kết nối một cách đồng bộ. Ảnh minh họa

Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa, giảm giá thành dịch vụ, chi phí đi lại thì các phương thức vận tải cần được kết nối một cách đồng bộ. Ảnh minh họa

Nhiều chuyên gia nhận định, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa, giảm giá thành dịch vụ, chi phí đi lại và nhất là giúp kéo giảm nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông cần xác định đường bộ là phương thức vận tải nền tảng phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa cự ly ngắn (dưới 100 km). Phục vụ vận chuyển kết nối, giảm dần thị phần vận tải đường bộ.

Do điều kiện tự nhiên, đến năm 2030, đường bộ tiếp tục là phương thức vận tải hành khách, hàng hóa chủ yếu tại các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên. Các tỉnh ven biển theo trục Bắc - Nam, vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long đến năm 2030, thị phần vận tải đường bộ còn ở mức 55 - 60% tổng sản lượng vận tải, tương ứng từ 20 đến 25% tổng lượng luân chuyển hành khách và hàng hóa liên tỉnh.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện, trong năm 2021, Tổng cục sẽ chủ động về tiến độ và hiệu quả công tác kế hoạch khi thực hiện cơ chế mới trong công tác lập, giao kế hoạch bảo trì và dự toán chi năm 2021 theo đúng thời hạn quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước chi hoạt động kinh tế đường bộ và công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ để phù hợp với thực tế bảo trì đường bộ hiện nay.

Tăng cường quản lý chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên thông qua tuần đường, tuần kiểm, kiểm tra của các cấp đồng thời xứ lý nghiêm đối tượng vi phạm. Tiếp tục ứng dụng công nghệ quản lý trên phần mềm (Gov.one và các phần mềm khác), ứng dụng các thiết bị trong kiểm tra cầu đường, cập nhật thông tín quản lý cầu đường và kết cầu hạ tầng đường bộ.

Đặc biệt chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác sửa chữa công trình hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, quản lý sử dụng dự toán chi phí đúng quy định. Siết chặt quản lý chất lượng, khối lượng, giá trị thanh toán trong thực hiện các dự án sửa chữa đường bộ, phấn đấu giải ngân 100% vốn giao.

Xử lý các bất cập tại những trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng. Lập dự án, thiết kế các dự án bảo trì bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức chí phí của Nhà nước. Tổ chức đấu thầu đối với công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên giai đoạn tiếp theo 2021 - 2025 và đôn đốc các Nhà đầu tư BOT nộp phí sử dụng tài sản nhà nước.

Phát triển hệ thống GTVT đồng bộ, hiện đại, liên thông đa phương thức với thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý, kết nối hài hòa, thuận tiện với mạng lưới đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và các đầu mối vận tải đối ngoại là mục tiêu của chiến lược tái cơ cấu thị trường vận tải nước ta từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Hoàng Lan

Tin khác

Đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết

Đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết

(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, từ tháng 5/2024, ngành đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 Sài Gòn - Phan Thiết thay vì chạy một số ngày trong tuần như trước, phục vụ nhu cầu hành khách đi lại tăng cao dịp hè.

Giao thông
Hà Nội: Tổ chức giao thông cho phương tiện di chuyển qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

Hà Nội: Tổ chức giao thông cho phương tiện di chuyển qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo phân luồng tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5 cho đến khi có quyết định bàn giao chính thức.

Giao thông
14,6 tỷ đồng nâng cấp 1,5km đường 'không thể nát hơn' tại Hạ Hòa, Phú Thọ

14,6 tỷ đồng nâng cấp 1,5km đường "không thể nát hơn" tại Hạ Hòa, Phú Thọ

(CLO) Nhiều năm không được nâng cấp, cải tạo, đường huyện 62, đoạn từ Quốc lộ 70B đi xã Gia Điền, thuộc khu 3, xã Phương Viên, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã xuống cấp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Giao thông
Bỏ cọc đấu giá biển số xe có nguy cơ bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng

Bỏ cọc đấu giá biển số xe có nguy cơ bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng

(CLO) Theo đề xuất mới nhất được Bộ Công an xây dựng tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, người trúng đấu giá biển số xe không nộp đủ tiền thì không được nhận lại tiền đặt cọc và bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng.

Giao thông
Hành khách di chuyển qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giảm

Hành khách di chuyển qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giảm

(CLO) Số chuyến bay và lượng hành khách di chuyển trong đợt cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 10% so với trước dịch Covid-19.

Giao thông