"Ế" vốn đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng, người đứng đầu sẽ bị truy trách nhiệm nếu để tiếp diễn năm 2021

Chủ nhật, 03/01/2021 09:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 tăng mạnh về cuối năm song so với tổng vốn được giao vẫn chưa hoàn thành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xem xét, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu nếu không hoàn thành giải ngân năm 2021.

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công quá chậm ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Ảnh minh họa

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công quá chậm ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Ảnh minh họa

Theo báo cáo về kết quả đầu tư công năm 2020 của Bộ KH&ĐT, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 11 là hơn 329.800 tỷ đồng, đạt 70,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ước giải ngân đến ngày 31/12/2020 là 389.900 tỷ đồng, đạt 82,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (470.600 đồng).

So với mục tiêu giải ngân vốn đầu tư được Chính phủ giao với thực tế, các bộ, ngành và địa phương chỉ tiêu được gần 83%, còn ế hơn 80.600 tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: Năm 2020 có số giải ngân cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020 nhưng số vốn đầu tư công được giao như kế hoạch vẫn không đạt chỉ tiêu, một số dự án lớn giải ngân quá ít và chậm.

Cùng kỳ của 5 năm trước, giải ngân đều thấp hơn, cụ thể như năm 2016 đạt 80,3%, năm 2017 đạt 73,3%, năm 2018 đạt 66,87% và năm 2019 đạt 67,46%.

Theo Bộ KH&ĐT, tính đến hết ngày 31/12, có 17 Bộ, cơ quan trung ương và 17 địa phương có ước tỷ lệ giải ngân đạt trên 80%, trong đó: 10 Bộ, cơ quan trung ương và 06 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 90%.

Bộ này cho biết, có 13 Bộ, cơ quan trung ương và 05 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 60%, trong đó có 06 Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 40%.

Về nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư không được thực hiện như các kế hoạch đề ra, Bộ KH&ĐT dẫn giải là do công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của nhiều nơi chưa sát với thực tế, khả năng giao vốn và khả năng giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch, nhiều dự án được giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân.

Đặc biệt, giải ngân chậm hiện nay còn liên quan nhiều đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về đơn giá, phương án đền bù, khó khăn trong di dời các công trình tiện ích, chồng lấn về công địa thi công… Đây là nút thắt lớn đối với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công.

Đáng lưu ý, thời gian qua các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc trong đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao. Việc giải phóng mặt bằng nhiều dự án còn thiếu minh bạch, thiếu công bằng; người dân chưa đồng thuận, khiếu kiện kéo dài.

Theo Bộ KH&ĐT, một số bộ, ngành và địa phương hiện có tâm lý ngại giải ngân nhiều lần, ngại làm thủ tục thanh quyết toán vốn nhiều lần của cả chủ đầu tư, ban quản lý dự án và cả nhà thầu.

Bên cạnh những nguyên nhân cố hữu, theo Bộ KH&ĐT năm 2020 xuất hiện dịch Covid-19 làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giải ngân vốn cũng như thi công các công trình.

"Các dự án dùng vốn nước ngoài chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 do việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, chuyên gia, nhà thầu nước ngoài, tư vấn, giám sát bị đình trệ... ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện", báo cáo của Bộ KH&ĐT nêu rõ.

Trong năm 2021, Bộ KH&ĐT đề xuất Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm tập thể, người đứng đầu, cá nhân liên quan nếu họ không hoàn thành kế hoạch giải ngân. Không xét thi đua khen thưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với người đứng đầu, chủ đầu tư và cá nhân liên quan.

Ngoài tiến độ giải ngân vốn đầu tư chung của cả nước, nhiề dự án lớn, trọng điểm của đất nước cũng được nêu ra. Cụ thể Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông với 11 dự án thành phần giải ngân được hơn 9.900 tỷ đồng/10.800 tỷ đồng vốn kế hoạch được giao, đạt hơn 92%.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành hết năm nay mới chỉ giải ngân được hơn 5.000 tỷ đồng, đạt trên 27,7%; Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giải ngân được hơn 907 tỷ đồng/932 tỷ đồng được giao, đạt trên 97%.

Linh Anh 

Mạnh Quân

Tin khác

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô