EU coi khí đốt và hạt nhân là năng lượng bền vững

Thứ năm, 07/07/2022 17:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu hôm thứ Tư (6/7) để đưa khí đốt tự nhiên và hạt nhân vào danh sách năng lượng bền vững của khối.

Điều này vốn đang bị các nhóm môi trường chỉ trích dữ dội và hiện có vẻ là nguyên nhân gây ra các thách thức pháp lý. Vì EU muốn đặt ra các tiêu chuẩn toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nên quyết định này có thể làm hoen ố hình ảnh của khối và đặt câu hỏi về cam kết của họ trong việc đạt được sự trung hòa về khí thải carbon vào năm 2050.

eu coi khi dot va hat nhan la nang luong ben vung hinh 1

Các nhà lập pháp châu Âu tập hợp để bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu vào thứ Tư, ngày 6 tháng 7 năm 2022 ở Strasbourg, Pháp. Ảnh: AP

Ủy ban châu Âu hồi đầu năm đã đưa ra đề xuất này như một phần trong kế hoạch xây dựng một tương lai thân thiện với khí hậu, gây nên sự chia rẽ các nước thành viên và thu hút sự phản đối kịch liệt từ các nhà môi trường.

Báo cáo viên Nghị viện Châu Âu Bas Eickhout đã viết “một ngày đen tối đối với khí hậu và quá trình chuyển đổi năng lượng”.

Với việc EU đặt mục tiêu đạt được sự trung hòa phát thải vào năm 2050 và cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, ước tính sẽ cần khoảng 350 tỷ euro đầu tư mỗi năm để đạt được các mục tiêu đúng thời hạn.

Câu hỏi về năng lượng hạt nhân đã chia rẽ các nhà môi trường, chuyên gia năng lượng và chính phủ trong nhiều năm. Một số người cho rằng đây là một nguồn năng lượng quan trọng vì nó được sản xuất không có khí thải và do đó “sạch”, những người thì khác cho rằng rủi ro của các phản ứng hạt nhân là quá lớn và cơ sở hạ tầng xây dựng chậm và tốn kém. Trong khi, khí thiên nhiên lỏng đang bị chỉ trích gay gắt trong giới môi trường.

Nhóm vận động hành lang công nghiệp của Đức BDI đã hoan nghênh cuộc bỏ phiếu, nói rằng nó đã dọn đường cho việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.

BDI kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng khí đốt để đảm bảo cung cấp đủ nguồn cung trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, nhưng nói thêm rằng các nhà máy điện khí mới cuối cùng cần phải có khả năng xử lý hydro.

Các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo cuộc bỏ phiếu có thể tạo tiền lệ cho các nhà lập pháp ở những nơi khác dán nhãn các dạng năng lượng gây ô nhiễm là bền vững.

Nhóm hoạt động thanh niên Fridays for Future cho biết, hàng tỷ euro có thể được bơm vào cơ sở hạ tầng khí đốt và các nhà máy điện hạt nhân do quyết định này, chuyển hướng nguồn vốn rất cần thiết từ các giải pháp thay thế tái tạo.

Ủy viên châu Âu Mairead McGuinness trích lời từ bộ trưởng năng lượng Ukraine hôm thứ Ba: "Tôi thực sự tin tưởng rằng việc đưa khí đốt và hạt nhân vào hệ thống phân loại là một yếu tố quan trọng đối với an ninh năng lượng ở châu Âu".

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã khiến khối 27 quốc gia cắt đứt quan hệ với một số nhiên liệu hóa thạch của Nga. Các nước thành viên đã đồng ý cấm 90% lượng dầu của Nga vào cuối năm ngoài lệnh cấm nhập khẩu than của Nga sẽ bắt đầu vào tháng 8.

Tuy nhiên, EU đã không bao gồm khí đốt - một loại nhiên liệu được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các nhà máy và sản xuất điện - trong các lệnh trừng phạt của riêng mình vì lo ngại sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế châu Âu.

Mai Anh (theo AP)

Bình Luận

Tin khác

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18 vào ngày 25/4, đưa 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Đây là một phần trong chương trình vũ trụ tham vọng của Trung Quốc, với mục tiêu đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.

Thế giới 24h
Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

(CLO) Mỹ và 17 quốc gia khác hôm thứ Năm đã đưa ra lời kêu gọi Hamas thả tất cả con tin để chấm dứt cuộc chiến sự ở Gaza, nhưng Hamas tỏ ra hoài nghi.

Thế giới 24h
Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h