EU ngừng kiểm soát an toàn thực phẩm với bún, miến, phở Việt Nam: Bộ Công Thương nói gì?

Thứ tư, 15/06/2022 11:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Công Thương, việc EU nới lỏng quy định này giúp doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chế biến bột tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác có hiệu quả các thị trường còn tiềm năng.

Ngày 13/6, Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU, quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 3/7.

Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại bún, miến, phở dạng khô ra khỏi danh mục quy định yêu cầu chứng thư từng lô hàng.

eu ngung kiem soat an toan thuc pham voi bun mien pho viet nam bo cong thuong noi gi hinh 1

Theo Bộ Công Thương, việc EU nới lỏng quy định này giúp doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chế biến bột tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác có hiệu quả các thị trường còn tiềm năng.

Trước đó, tháng 8/2021, một số lô hàng mì ăn liền của Việt Nam bị cảnh báo thu hồi do chứa Etylen oxit (EO) tại nhiều nước châu Âu như: Thụy Sĩ, Na Uy, Anh, các nước EU. 

Sau vụ việc nêu trên, ngày 15/12/2021, EU đã ban hành quy định (EU) 2021/2246 điều chỉnh thực thi quy định (EU) 2019/1973 về việc tạm thời gia tăng các biện pháp kiểm soát chính thức một số hàng hóa nhập khẩu vào EU từ một số nước thứ ba.

Theo đó, sản phẩm chế biến bột dạng khô và dạng ăn liền của Việt Nam cần có chứng thư và bị tăng tần suất kiểm tra ngẫu nhiên lên 20%.

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 6/1/2022, chứng thư được cấp cho từng lô sản phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu Etylen oxit. 

Tuy nhiên sau đó, Uỷ ban Châu Âu đã đưa ra quy định chuyển tiếp áp dụng trong khoảng thời gian từ ngày 6/1/2022 đến ngày 17/2/2022 mới bị kiểm tra EO.

Trước tình hình đó, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương đã giao Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại châu Âu để chủ động, kịp thời nắm bắt khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chế biến bột trong và ngoài nước nhằm duy trì các hoạt động xuất khẩu.

Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo thiết lập hệ thống kiểm soát chỉ tiêu EO trong thực phẩm thông qua mạng lưới các cơ quan kỹ thuật, cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước; hướng dẫn các doanh nghiệp trong ngành gia tăng các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất, tập trung vào hệ thống các nhà cung ứng nguyên liệu và lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu EO theo quy định của EU; phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu, xây dựng quy định mức ngưỡng giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.

Đây là những cơ sở quan trọng, được EU đánh giá cao để xem xét, điều chỉnh kịp thời biện pháp kiểm soát đã được quy định từ đầu năm 2022 đến nay.

Đặc biệt, tại Phiên họp trực tuyến Ủy ban SPS Việt Nam-EU vào tháng 5 năm 2022, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã nêu quan điểm đề nghị EU chỉ xem xét các biện pháp kiểm soát EO trong sản phẩm mì ăn liền và loại trừ các sản phẩm chế biến bột khác, công bố số liệu kiểm nghiệm ngẫu nhiên để xác định tần xuất xuất hiện EO trong sản phẩm mì nhập khẩu từ Việt Nam và các quốc gia khác, kế hoạch chuyển sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II sang Phụ lục I.

Như vậy từ ngày 3/7/2022, các lô hàng bún miến phở dạng khô xuất khẩu sang EU không cần bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU. 

Biện pháp nới lỏng trên giúp doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chế biến bột tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác có hiệu quả các thị trường còn tiềm năng, các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chế biến bột nâng cao các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, vượt qua rào cản kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại tại thị trường ngoài nước. 

Đồng thời, Bộ cũng sẽ tiếp tục kiến nghị EU đánh giá tần suất về việc tuân thủ các yêu cầu/quy định về dư lượng EO trong quá trình kiểm soát của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chế biến từ bột để từng bước xem xét, dỡ bở biện pháp kiểm soát theo theo EU 2246/2021 hoặc chuyển từ phụ lục II sang phụ lục I trong thời gian tới.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp