EU sẽ áp thuế lợi nhuận của doanh nghiệp năng lượng, chưa áp trần giá khí đốt Nga

Thứ bảy, 01/10/2022 06:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm 30/9, các bộ trưởng năng lượng EU đã thông qua gói các biện pháp để xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng, bao gồm cả việc đánh thuế lợi nhuận của các công ty nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên, thỏa thuận áp trần giá khí đốt vẫn để ngỏ.

Hệ quả của xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá năng lượng tăng vọt trên khắp châu Âu, khiến toàn châu Âu rơi vào tình thế khó khăn.

Các nước thành viên EU đã đạt được thỏa thuận với các đề xuất từ Ủy ban châu Âu trong hy vọng huy động 140 tỷ USD để giúp đỡ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng.

eu se ap thue loi nhuan cua doanh nghiep nang luong chua ap tran gia khi dot nga hinh 1

Hiện tại, EU vẫn chưa thông qua các cơ chế áp trần giá khí đốt Nga. Ảnh: Internet.

Một trong số các biện pháp được EU thông qua bao gồm thu phí đối với lợi nhuận “vượt trội” do các tập đoàn sản xuất hoặc chế biến dầu, khí và than thu về trong thời gian này.

Trong khi đó, kế hoạch này cũng sẽ bao gồm giới hạn lợi nhuận tạm thời của các doanh nghiệp sản xuất các nguồn điện giá rẻ như gió, năng lượng mặt trời và các doanh nghiệp hạt nhân.

Hơn cả, tích cực yêu cầu 27 quốc gia thành viên của EU phải giảm sử dụng điện ít nhất 5% trong giờ cao điểm.

Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Các vấn đề Kinh tế Estonia Riina Sikkut cho biết “biện pháp mới này hứa hẹn nhất để thực sự hạ giá trung bình trong khi tiêu thụ vẫn đang ở mức cao điểm”.

Bà Sikkut nhấn mạnh, bất kỳ khó khăn nào trong mùa đông này sẽ chẳng là gì so với cái giá mà người Ukraine phải trả. “Chúng ta không thể quên rằng mình đang ở trong hoàn cảnh chiến tranh. Người Ukraine đang phải trả giá bằng mạng sống của họ, vì vậy chúng tôi tạm thời có thể trả các hóa đơn thậm chí với giá cao hơn”.

Tuy nhiên, việc đánh thuế lợi nhuận các công ty năng lượng sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức đến giá khí đốt đang tăng cao do Nga giảm nguồn cung.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Séc Jozef Sikela, người chủ trì cuộc họp tại Brussels cho biết: “Đây chỉ là phần đầu tiên của câu đố và là một bản vá tạm thời. “Chúng ta không được dừng lại ở đây; chúng ta đang trong cuộc chiến năng lượng với Nga; mùa đông đang đến. Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ. “Bây giờ” không phải trong một tuần và chắc chắn không phải trong một tháng”.

Ngoài ra,một nhóm gồm 15 quốc gia thành viên đã thúc giục Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU - đề xuất giới hạn giá khí bán buôn càng sớm càng tốt để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong cuộc sống.

Ngay từ những ngày đầu triển khai các kế hoạch ứng phó với khủng hoảng năng lượng, giới hạn giá đã được coi là “liều thuốc hữu hiệu” trong công cuộc giúp mọi quốc gia thành viên giảm thiểu áp lực lạm phát, tăng kỳ vọng cho nhân dân và đưa ra khuôn khổ trong trường hợp nguồn cung tiềm ẩn bị gián đoạn và hạn chế.

Tuy nhiên, trong cuộc họp vào ngày 30/9, đề xuất trên vẫn chưa thu hút được sự ủng hộ nhất trí, trong đó đáng chú ý Đức đứng về phe các nước phản đối.

Theo hãng tin AP, Ủy ban châu Âu đã cảnh báo trong một phân tích rằng nếu giới hạn giá khí đốt sẽ có thể làm suy yếu khả năng của khối trong việc đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt trên thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, ý tưởng áp dụng giới hạn giá khí đốt của Nga để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng trong khi đàm phán giá khí đốt thấp hơn với các nhà cung cấp khác vẫn đang trên đà thảo luận dựa trên tinh thần tích cực.

Kadri Simson, ủy viên phụ trách mảng năng lượng của EU cho biết. “Tôi thực sự tin rằng chúng ta cần có một cơ chế áp trần giá đối với tất cả khí đốt nhập khẩu của Nga, ở mức vẫn đủ để khiến họ thấy hấp dẫn khi xuất khẩu sang châu Âu.”

Theo Ủy ban châu Âu, nguồn cung khí đốt của Nga cho EU đã giảm 37% trong khoảng thời gian từ tháng 1 - tháng 8 năm nay.

Lê Na (Theo AP)

Bình Luận

Tin khác

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

(CLO) Cổ phiếu mã LEC của CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (LEC) bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn 'bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu'

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn "bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu"

(CLO) New Delhi không còn “bị ảnh hưởng bởi các đơn thuốc nhập khẩu” khi xây dựng chính sách đối ngoại và đo lường mọi thứ dựa trên lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Subrahmanyam Jaishankar khẳng định trong một chuyên mục trên tờ The Indian Express.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

(CLO) Đợt nắng nóng tàn khốc gần đây đã và đang khiến sản lượng trồng sầu riêng tại Thái Lan giảm, kéo theo chi phí tăng vọt, người trồng và người bán ngày càng hoang mang lo sợ trắng tay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang kêu gọi cập nhật mối quan hệ kinh tế của đất nước với Trung Quốc, ngay khi lãnh đạo Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới Pháp trong chuyến thăm cấp nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp