G7 tranh luận đầu tư nhiên liệu hóa thạch trước khủng hoảng năng lượng

Thứ hai, 27/06/2022 08:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (26/6), Các nhà lãnh đạo G7 đều thừa nhận sự cần thiết phải đầu tư cho năng lượng hóa thạch, khi các quốc gia châu Âu tranh giành đa dạng hóa nguồn cung.

Tại cuộc họp Nhóm 7 nước (G7), các đại biểu bàn bạc liệu sự thừa nhận như vậy có thể phù hợp với cam kết của một số quốc gia tại hội nghị Liên hợp quốc COP26 về việc chấm dứt tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch quốc tế vào cuối năm 2022 hay không.

"Có thể sẽ phải tuyên bố đầu tư cho năng lượng hóa thạch trong một thời gian nhất định", một nhà ngoại giao EU phát biểu trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Đức năm 2022.

Nhà máy điện than nâu Weisweiler của nhà cung cấp năng lượng Đức (RWE) ở Weisweiler gần Aachen, Đức. Ảnh: Reuters.

Nhà máy điện than nâu Weisweiler của nhà cung cấp năng lượng Đức (RWE) ở Weisweiler gần Aachen, Đức. Ảnh: Reuters.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Ý Mario Draghi cho rằng, quốc gia này cũng phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Nga, đã tuyên bố công khai rằng có nhu cầu ngắn hạn về đầu tư vào cơ sở hạ tầng khí đốt "ở các nước đang phát triển và những nơi khác."

Tại một cuộc họp báo về nỗ lực đầu tư của G7 vào các quốc gia đang phát triển, ông Draghi cho biết có thể chuyển đổi cơ sở hạ tầng trước đây sang sử dụng hydro trong tương lai.

Các nước châu Âu đang phải chịu sức ép về nguồn cung năng lượng từ Nga khi xung đột Ukraine leo thang, và những lo lắng đang gia tăng về ảnh hưởng đối với ngành công nghiệp của các quốc gia đặc biệt phụ thuộc vào siêu cường quốc năng lượng này.

Được biết, Liên minh châu Âu (EU) phụ thuộc vào Nga lên tới 40% nhu cầu khí đốt trước chiến tranh. Trong đó, Đức có nhu cầu nhập khẩu nhiều nhất.

Một trong những nguồn tin cho biết Thủ tướng Đức Olaf Scholz (chủ tịch G7) đưa vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng mới vào chương trình nghị sự, tuy nhiên kết quả vẫn đang được bỏ ngỏ.

Lê Na (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp