Gần 200 chương trình liên kết bị “tuýt còi”: Mở ngành “tạp nham” có lỗi của Bộ Giáo dục

Thứ tư, 22/07/2020 14:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Muốn được cấp phép, chương trình liên kết phải qua khâu thẩm định. Thẩm định rồi nhưng sau đó buộc phải cho dừng là có phần lỗi từ khâu thẩm định.

Liên kết đào tạo với các trường nước ngoài, đến từ các quốc gia phát triển trong giáo dục đại học là một hướng đi tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn tồn tại nhiều mặt trái khi việc mở ngành, mở nghề của nhiều trường có thiên hướng chạy theo thị hiếu, trào lưu thay vì đi sâu vào chuyên ngành, chất lượng.

Hiện có dấu hiệu “ăn xổi” trong liên kết đào tạo mà hệ lụy là nhiều ngành mở ra không đảm bảo chất lượng, dẫn đến bị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải cho dừng.

Đơn cử, mới đây Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin việc thời gian qua Bộ đã cho dừng gần 200 chương trình liên kết.

Để chương trình liên kết đào tạo kém chất lượng có phần lỗi từ khâu quản lý và kiểm định (ảnh Trinh Phúc).

Để chương trình liên kết đào tạo kém chất lượng có phần lỗi từ khâu quản lý và kiểm định (ảnh Trinh Phúc).

Theo  tìm hiểu của phóng viên, hiện nay việc mở chương trình liên kết các trường thích mở các chuyên ngành kinh tế, ít trường xu hướng mở các ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ.

Oái ăm có những trường đại học chỉ đào tạo về ngôn ngữ nhưng khi liên kết đào tạo lại chuyển sang quản lý kinh tế. Hay các trường về kỹ thuật cũng đổ xô đào tạo quản trị kinh doanh, tài chính.

Trong khi đó, nhu cầu đào tạo nhân lực về kỹ thuật, công nghệ, ngôn ngữ hiện rất cao. Chính vì mở trái ngành với thế mạnh của các trường nên chất lượng đầu luôn bị xã hội nghi ngờ.

Việc Bộ cho dừng gần 200 chương trình liên kết phần nào minh chứng cho những gì đang diễn ra trong hoạt động liên kết đào tạo hiện nay.

Bình luận về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc mở ngành liên kết đào tạo nhưng sau đó cho dừng là lỗi không chỉ của các trường đại học mà còn có lỗi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các cơ quan chủ quản được quyền cấp phép.

Hồ sơ liên kết đào tạo thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những quy định cụ thể. Muốn được chấp thuận phải qua thẩm định nghiêm ngặt.

Trong đó, một chương trình liên kết muốn được phê duyệt phải đáp ứng các tiêu chí về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, nội dung chương trình… từ phía các trường đại học trong nước và các trường đại học nước ngoài.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhấn mạnh: “Tất cả những quy định trên phải được thực hiện một cách nghiêm túc chứ không phải liên kết rồi mượn cái danh các trường quốc tế sau đó muốn làm gì thì làm. Những yêu cầu trên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định rõ ràng.

Quy định là như vậy nhưng vấn đề có tiến hành thẩm định một cách nghiêm túc hay không là vấn đề.

Khi đã tiến hành thẩm định chương trình tại sao có chuyện phê chuẩn đào tạo, triển khai trên thực tế nhưng  nay lại đánh giá chương trình đó không đạt chuẩn để phải dừng đào tạo”.

Qua việc cho dừng gần 200 chương trình liên kết có thể thấy sai không chỉ ở các trường liên kết mà ngay cả các cơ quan quản lý là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trong chuyện này chứ không phải không có trách nhiệm.

Vị này còn cho rằng, khi đã dừng hàng loạt chương trình liên kết như vậy cần thiết phải công khai danh sách để tránh thiệt thòi cho người học.

Nếu không công khai thì khác gì đánh lừa người học. “Tránh trường hợp bị dừng rồi nhưng vẫn đào tạo nên phải công khai, minh bạch” – tiến sĩ Lê Viết Khuyến nêu ý kiến.

Bàn luận về việc các trường đào tạo chuyên về ngoại ngữ, kỹ thuật lại đua nhau đi đào tạo các chuyên ngành kinh tế, tài chính, vị này cho rằng đây là một bất cập.

Việc cho mở “tạp nham” các chương trình liên kết như vậy là lỗi của cơ quan quản lý. Các trường có cơ chế tự chủ mà cấp phép cho đại học thành viên là lỗi của các đơn vị tự chủ.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Đại biểu Quốc hội  khóa 13 - bà Bùi Thị An cho rằng, khi đã cho dừng gần 200 chương trình liên kết thì nên công khai danh sách.

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành ra soát chất lượng để đưa ra quyết định ở góc độ nào đó cũng đáng hoan nghênh. Mạnh mẽ “tuýt còi” thì cũng nên mạnh dạn công bố danh sách.

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai danh sách các chương trình liên kết là để phụ huynh và học sinh biết để tránh.

Trinh Phúc

Tin khác

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục