Hoa trên đất lửa:

Ghi ở Ngã ba Đông Dương

Thứ tư, 01/05/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Có vào với Ngọc Hồi (Kon Tum), miền đất được mệnh danh là Ngã ba Đông Dương – Vùng đất chiến địa một thời giành giật từng tấc đất giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mới thấy những thay đổi ngoạn mục nơi đây. Những người dân như Xê Đăng, Brâu, Ra Giai… đã có một cuộc sống mới!

Trả lại màu xanh cho “đất chết”

Đi giữa những cánh rừng cao su bát ngát xanh, chúng tôi cùng nhau nghe về câu chuyện chúng ta góp sức của Đoàn Quốc phòng 732 với vùng đất chiến địa một thời này. Ngày ấy, từ Thị xã Kon Tum vào, đường cứ hun hút và gập ghềnh vì chưa được rải nhựa. Cô quạnh và hoang vu từ Thị xã vào, đến Ngọc Hồi thì không còn gì phải nói nữa. Đâu cũng thấy rừng, đâu cũng thấy thú và đâu đâu cũng thấy muỗi, vắt đuổi bám. Có cảm tưởng như mọi thứ vật ăn bám này hồi ấy ở Ngọc Hồi hay Sa Loong quá vượng so với sức khỏe con người. Dường như chúng bám đuổi và muốn hút, vắt kiệt sức những người muốn vào miền đất hoang này để chinh phục.

Cũng ngày ấy, huyện Ngọc Hồi, nơi có xã Sa Loong mà Đoàn Quốc phòng 732 được giao đứng chân sau cuộc chiến thống nhất Bắc Nam chỉ thuần nhất có những dân tộc như Brâu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Ra Giai cư trú. Nhưng sức người, sức các dân tộc thiểu số nơi đây hình như cũng không thắng nổi rừng, thắng nổi hoang thú và muỗi vắt. Do trình độ lao động sản xuất thấp, lại thêm thú hoang phá hoại mùa màng nên cuộc sống của người dân cứ đói kém mãi. Rừng và thú lại lấn lướt, đe dọa và dồn đuổi người dân vào những cảnh tối tăm.

Già làng A Sem rất tự hào về sự đổi thay đến nhanh chóng của quê hương mình.

Già làng A Sem rất tự hào về sự đổi thay đến nhanh chóng của quê hương mình.

Cũng theo sự kể lại của cánh lính 732, ngày ấy, những cán bộ, chiến sỹ tiền nhiệm của Đoàn lên đây, nhìn thấy dân mà muốn… ứa nước mắt. Sau cuộc chiến, các dân tộc thiếu số nơi đây sống cô quạnh, nghèo nàn, ở nhà tranh tre tạm bợ và chủ yếu là ăn bốc. Trước nhiệm vụ chính trị chính là bảo vệ và xây dựng kinh tế nên các anh đã không quản ngại tìm đến với dân. Khai khẩn đất hoang, xua đuổi thú dữ, các anh lại phải đi tìm dân. Tìm dân về lập làng, tìm dân về để dạy họ cách trồng lúa nước và tìm dân về để họ đoàn tụ với nhau, kiếm tìm thêm sức mạnh cho mình.

Bằng sự không quản ngại về thời gian và công sức này, chỉ vài chục năm sau, các anh đã phát triển trồng lúa nước với quy mô lớn, triển khai đến khắp các làng, bản trong xã. Bằng sự chuyên cần của lính, bằng sự dạy dỗ dân mà chả bao lâu, cây lúa nước và hạt gạo trồng ở Ngọc Hồi hay Sa Loong do Đoàn Quốc phòng 732 và người dân làm ra đã đạt năng suất cao. Loại gạo này thơm ngon thuộc hàng đặc sản và được mệnh danh là “Hạt gạo nơi Ngã ba Đông Dương”.

Khi dân đủ ăn, khi hạt gạo nổi tiếng, đã đạt mức truyền danh trong thiên hạ thì hướng trồng cây công nghiệp để tạo cái ăn, cái để, thu nhập cao cũng đã được đưa ra. Và cây cao su đã được đưa vào, bám đất, bám người, ngoài 2.300ha cao su đã trồng thì người lính ở đây còn dạy dân trồng cao su. Lại cũng với một mong muốn người dân thoát nghèo, trở thành người giàu có, bằng sự giúp đỡ của cán bộ và công nhân viên 732 mà hiện tại đơn vị này đã kết nghĩa với 17 thôn làng. Các hộ gắn kết trồng cao su cùng đơn vị cũng đã nâng lên con số 482 hộ.

Với những gì người lính 732 nơi đây làm cho dân đã biến mảnh đất hoang vu một thời có tên là Sa Loong trở thành địa chỉ đỏ để nhiều người tìm đến. Hiện nay, ngoài các dân tộc bản địa, cùng với những gì làm được, Sa Loong đang là nơi tìm đến của rất nhiều anh em dân tộc khác. Hiện tại Sa Loong đã có 12 dân tộc anh em tìm đến. Họ tìm đến đất này đều với một ước vọng kiếm tìm được cho mình một sự đổi thay. Và cũng nhờ những sự đổi thay này mà hiện tại 60% nhà cửa người dân ở Sa Loong đã cứng hóa, 100% các hộ sắm được phương tiện hiện đại đi lại và phương tiện nghe nhìn cho gia đình mình.

Chuyện vui nơi bản nhỏ

Vào Sa Loong, khi muốn tìm hiểu một thôn điển hình nhất, chúng tôi đã được giới thiệu vào bản Giăng Lố nhỏ. Con đường nhựa phẳng lì, mướt mát cao su và sáng bừng những ngôi nhà xây nằm hai bên đường của Giăng Lố nhỏ trông chẳng khác gì một thị tứ miền dưới. Gặp chúng tôi trước chiếc trụ sở đang bước vào giai đoạn hoàn thiện do tiền công ích mang lại, khi được hỏi chuyện, dân làng vui lắm. Chả mấy ai có thể hình dung, nhờ người lính, nhờ Đảng và Nhà nước mà những người dân một thời đóng khố, để trần, mải miết băng chân đất chạy tránh súng đạn lại có một cuộc sống thay đổi đến ngoạn mục như vậy.

Không ai có thể ngờ rằng, từ cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, hiện nay người Xê Đăng ở Giăng Lố đã có các hình thức dịch vụ hết sức hiện đại.

Không ai có thể ngờ rằng, từ cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, hiện nay người Xê Đăng ở Giăng Lố đã có các hình thức dịch vụ hết sức hiện đại.

Trong số gần 400 công nhân là dân tộc thiểu số hiện đang làm công, ăn lương và được đóng bảo hiểm của Đoàn Quốc phòng 732 thì nhà già làng A Sem có 4 đứa. Sau khi được bộ đội đến, gọi và động viên ra dựng làng Giăng Lố nhỏ, già cũng là người đầu tiên được Đoàn Quốc phòng 732 đưa vào làm công nhân. Từ người dân, chỉ làm nương rẫy, với sự nhanh nhẹn của mình, già đã trở thành công nhân lành nghề. Rồi già được bầu lên đội phó. Gần 20 năm công tác, nay về nghỉ, già trở thành người Xê Đăng có lương tháng đầu tiên trên đất này. Cũng theo gương già, từ việc trả ơn cho bộ đội và với ước mong xóa nghèo, nay con trai già là A Thia cũng đang được bầu làm Đội phó. A Thia cho biết, nhờ bộ đội, nhờ cây lúa nước và cây cao su của họ mà nay làng Giăng Lố nhỏ của mình đã lớn rồi. Nhiều nhà xây lắm. “Cái điện” cũng đã được kéo về làng từ năm 2005 đấy!

Vào Giăng Lố nhỏ, nếu hỏi về những triệu phú trẻ, người luôn được nhắc đến là Đinh Xuân Trường. Trong ngôi nhà xây kiên cố, to không khác gì các nhà xây khác ở chốn đồng bằng, Trường cho biết quê Trường mãi tận Đà Bắc (Hòa Bình). Ngoài đấy, huyện Trường ở là huyện vùng cao. Đất đai cạn kiệt, lại thêm sự dâng nước của Thủy điện Hòa Bình nên cuộc sống mưu sinh rất khó khăn. Nghe qua đài, qua báo, thấy thông tin về Sa Loong nên Trường đã tìm vào đây.

“Đất lành chim đậu”, thấm thoắt thoi đưa, sau một thời gian rời quê, hiện vợ chồng Trường đã là công nhân có thâm niên của Đoàn Quốc phòng 732. Hiện nay mỗi tháng vợ chồng Trường đều có thu nhập 14 triệu/tháng. Nhờ số tiền này mà Trường đã xây được nhà cửa và cho 2 đứa con đến trường. Trường bảo, không có bộ đội, không có sự giúp đỡ của họ thì không biết đến bao giờ Sa Loong và gia đình Trường mới có những cuộc bứt phá về kinh tế như ngày nay.

Trường mầm non có tên Sao Mai ở Giăng Lố nằm đối diện với trụ sở của Đội sản xuất. Hằng ngày nơi đây là chỗ tìm đến của rất nhiều bé em trong xã. Đến với cô giáo, các em được nuôi ăn, nuôi học. Nhìn các em bé người Brâu, Xê Đăng, Giẻ Triêng khó ai có thể hình dung rằng trước các em một thế hệ, bố mẹ các em còn đóng khố, ở trần và có một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Và nay, nhờ bộ đội, nhờ các chiến sỹ của Đoàn Quốc phòng 732, từ những cánh rừng già một thời, các em đang vươn lên, hòa nhập!

Mai Hưởng

Tin khác

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

(CLO) Ngày 29/4, Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2024.

Tin tức
Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

Tin tức
Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 29/4, đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội.

Tin tức
Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Moriyama Masahito đang có chuyến thăm Việt Nam.

Tin tức
Tiến về Sài Gòn

Tiến về Sài Gòn

(NB&CL) Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta nổ súng bắt đầu tiến công lớn vào Sài Gòn, mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Từ 26 đến 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn. 5 giờ sáng ngày 29/4/1975, các cánh quân của ta cùng đánh vào các căn cứ phòng ngự của địch để tiến vào nội thành Sài Gòn.

Tin tức