Gia cố khẩn cấp cho chốt chặn cuối

Thứ năm, 23/09/2021 09:21 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc gia cố cho cái được xem là “chốt chặn cuối cùng” trên trận tuyến phòng chống dịch (gồm 5K + Vắc-xin + Công nghệ + Ý thức người dân) cần phải được thực hiện khẩn cấp và quyết liệt hết mức.

“Quanh hồ Hoàn Kiếm đông nghẹt người đi chơi Trung thu, cảnh báo nguy cơ bùng dịch”, “Quận Hà Đông ghi nhận 2 ca F0 trong cộng đồng, 1 nhân viên y tế và 1 thợ cắt tóc” - hai cái tít ập vào mắt độc giả Hà Nội vào cùng buổi sáng 22/9 có lẽ đủ sức khiến cả những người đang lạc quan nhất về một “Thủ đô trở lại bình thường mới” phải rùng mình e ngại. Hai sự biến này cũng cho thấy việc gia cố cho cái được xem là “chốt chặn cuối cùng” trên trận tuyến phòng chống dịch (gồm 5K + Vắc-xin + Công nghệ + Ý thức người dân) cần phải được thực hiện khẩn cấp và quyết liệt hết mức.

1. “Nếu trong đám đông tối qua tại Hà Nội, có một F0, với chủng Delta sẽ rất dễ lây lan sang những người khác. Khi đó, nhà chức trách khó truy vết, bởi không biết ai tiếp xúc với ai”, PGS. Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp y tế cộng đồng (Bộ Y tế), bày tỏ lo lắng với báo giới.

Nỗi lo lắng của PGS. Trần Đắc Phu cũng là nỗi lo lắng của phần đa các chuyên gia khác. Chia sẻ với Zing.vn, TS.BS Nguyễn Thu Anh - Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội đều khẳng định tình trạng này tạo ra nguy cơ rất lớn khi Hà Nội vẫn đang trong trạng thái có dịch, khi hầu hết người dân Thủ đô mới chỉ được tiêm một mũi vắc-xin, lượng kháng thể vẫn còn rất thấp, gần như không thể miễn dịch nếu tiếp xúc gần với FO (kể cả việc đa phần người dân ra đường đã mang khẩu trang), trong khi đó, trẻ em, người dưới 18 tuổi cũng chưa được tiêm chủng. “Tình huống xấu nhất là sau đêm Trung thu, dịch lây lan âm thầm từ người trong đám đông và phải mất 1-2 tuần sau mới phát hiện được. Nếu TP. lại phải quay lại siết chặt giãn cách xã hội thì thiệt hại đối với TP. và người dân rất nặng nề”, bà Thu Anh cho biết.

gia co khan cap cho chot chan cuoi hinh 1

Người dân đổ ra đường đi chơi Trung thu tối ngày 21/9 tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ảnh: Quang Hùng

Hơn 2 tháng ở nhà thực hiện giãn cách, làm việc online, người dân có tâm lý bí bách, nên ngay khi Hà Nội nới lỏng giãn cách là ra khỏi nhà ngay lập tức không cần suy xét” – đó là cách lãnh đạo CDC Hà Nội lý giải về “sự kiện toàn dân ra đường đón Trung thu” đêm 21/9 như cách nói ví von bông đùa của một số cư dân mạng. PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cũng nhìn nhận: Vụ việc này cũng cho thấy người dân rất chủ quan trong phòng, chống dịch.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trong chia sẻ với báo giới sáng 22/9 cũng cho rằng việc người dân đổ ra đường đông nghịt vào tối Trung thu đã thể hiện sự chủ quan, coi thường sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và đặc biệt là đã không thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch. Rất đáng trách là rất nhiều phụ huynh đã đưa cả trẻ em - đối tượng chưa hề được tiêm chủng ngừa COVID-19  đi cùng- Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh. Cũng chính Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, tại cuộc họp báo thông tin về điều chỉnh giãn cách Hà Nội chiều 20/9, cũng đã cảnh báo về cái ông gọi là “nguy cơ sẽ rất khó khăn”. Tinh thần, tư tưởng chủ quan của một số cơ quan, người dân, như lò xo bị nén suốt mấy tháng nay, khi mở ra rất dễ quá đà trong khi nguy cơ vẫn rất cao.

2. Một kinh nghiệm của Hà Nội khi nới lỏng giãn cách; Cần có những biện pháp kiểm soát mở rộng, tránh tâm lý chủ quan gây mất an toàn trong cộng đồng; Phía cơ quan chức năng cũng đã phần nào rơi vào thế bị động dẫn tới mất kiểm soát… vai trò của chính quyền TP. Hà Nội trong câu chuyện “tạo cơ hội” cho “người dân bung xõa đêm Trung thu” được nhiều chuyên gia chỉ rõ. Nhất là như đã nói, chính lãnh đạo TP. Hà Nội như ông Nguyễn Văn Phong trước đó đã nhận diện rất rõ và chỉ đích danh đó là “tinh thần, tư tưởng như lò xo bị nén”, nhưng vẫn chọn dịp Tết Trung thu làm thời điểm nới lỏng giãn cách, trong khi trước đó, chính Hà Nội cũng đã rất cân nhắc, dè chừng trong thời điểm Quốc khánh trước đó ít lâu.

Nhận diện ấy của các chuyên gia là hoàn toàn có căn cứ. Nhưng, nhìn lại thông điệp chống dịch mới nhất vừa được đưa ra: 5K + Vắc-xin + Công nghệ + Ý thức người dân, dễ nhận thấy: Ý thức người dân đã là một thành tố được tách riêng ra biệt lập, như một sự khẳng định, vai trò của nó không hề kém quan trọng so với 3 thành tố 5K + Vắc-xin + Công nghệ. Cũng nên nhớ, nếu phân tách, thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế, mà bấy lâu luôn được nhắc tới cũng đã bao hàm của vai trò, ý thức của chủ thể mỗi người dân. Thế nên, khi giờ đây, việc ý thức người dân lại được cộng thêm vào thông điệp, rõ ràng là một sự nhấn mạnh về vai trò của một “chốt chặn” cuối cùng trong chuỗi yếu tố phòng chống dịch.

gia co khan cap cho chot chan cuoi hinh 2

Người dân Hà Nội đổ xô đi cắt tóc sau khi thành phố nới lỏng giãn cách. Ảnh: Quang Hùng

Chính sách của chính quyền là quan trọng nhưng ý thức, sự cảnh giác, phòng trừ của người dân trước dịch bệnh mới là yếu tố gốc rễ, mang tính lâu dài, căn cơ, quyết định tới sự thành bại trong cuộc chiến với COVID-19 vốn dĩ quá đỗi nguy hiểm, khó lường.

3. Tâm lý háo hức, muốn “bung xõa” sau những ngày dài giãn cách của người dân là hoàn toàn dễ hiểu. Và đây, chắc chắn cũng là tâm lý của người dân ở khắp các địa phương vừa trải qua mấy tháng dài giãn cách chứ không riêng gì người dân Thủ đô.

Vì thế, như nhìn nhận của PGS.TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, đề xuất các địa phương khi mở cửa, cần có kế hoạch truyền thông để nâng cao kiến thức, trách nhiệm, kỹ năng đảm bảo an toàn cho người dân. “Kỹ năng thích ứng an toàn với virus của người dân thời gian tới có ý nghĩa rất quan trọng trong nỗ lực chống dịch, dần mở cửa trở lại trên cả nước”, PGS.TS Vũ Xuân Phú nhấn mạnh.

Hiện Hà Nội đã tiêm vắc-xin phòng COVID-19 được 94,2% mũi 1 với người trên 18 tuổi, nhưng thành phố vẫn chưa thể về trạng thái “bình thường mới” vì mũi tiêm thứ 2 mới đạt tỷ lệ 12%. Trong khi đó, Bộ Y tế quy định, muốn trở về “bình thường mới”, phải trên 70% mũi 1 và trên 20% mũi 2. 

Tại nhiều địa phương khác trong cả nước, tỷ lệ tiêm chủng cũng không khác là bao. Trong khi đó, theo Bộ Y tế, sang tháng 10, lượng vắc-xin về mới thực sự dồi dào, đủ sức cung cấp thêm cho các địa phương phủ mũi 1 và tiêm mũi 2.

Câu chuyện “không thể có zero COVID-19”, tìm đường “sống chung với virus” là một thực tế đã được giới chuyên gia toàn cầu chỉ rõ và đang là xu thế phổ biến ở các quốc gia. Dần nới lỏng tiến tới mở cửa sao cho an toàn trong bối cảnh vẫn còn có dịch là nhu cầu bức thiết khi nền kinh tế đã vượt qua ngưỡng chịu đựng và bảo đảm sinh kế cho người dân đã trở thành một “mệnh lệnh” buộc phải thực thi. Muốn nhanh trở lại trạng thái “bình thường mới” vì thế là nhu cầu có thực và dễ hiểu.

Nhưng, như người xưa nói “dục tốc bất đạt”, khôi phục cuộc sống và nền kinh tế là một lộ trình bao gồm nhiều bước, không thể muốn nhanh là được, trong đó có cả việc bắt buộc phải chờ đợi vắc-xin ngừa COVID-19 được phủ khắp.

Và trong thời gian “chờ đợi” này, “vắc-xin ý thức” hay “chốt chặn”, “Ý thức người dân” phải được gia cố khẩn cấp, quyết liệt hơn bao giờ hết.

Thư Trang

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn