Giá điện châu Âu đạt mức cao mới sau khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt

Thứ năm, 07/07/2022 06:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Do Nga giảm nguồn cung khí đốt, châu Âu đã ghi nhận giá điện cao nhất kỷ lục, dấy lên nỗi lo lâu dài cho ngành công nghiệp và các hộ gia đình.

Thứ Hai đầu tuần này, giá điện cơ bản ở Đức (tiêu chuẩn về giá ở châu Âu) đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 12 sau khi tăng đến mức 13% (~325 euro/MWh).

Vào chiều thứ Ba (5/7), mức giá điện đã nhỉnh thêm đôi chút, đạt hơn 328 euro. Kể từ đầu năm, giá điện ở Pháp đã tăng hơn gấp đôi lên 366 euro/MWh.

gia dien chau au dat muc cao moi sau khi nga cat giam nguon cung cap khi dot hinh 1

Nhà máy điện hạt nhân tại Nogent-sur-Seine, phía đông Paris. Ảnh: Finance Times.

Được biết, khí đốt được khối sử dụng để tạo ra điện, vì vậy khi giá khí đốt tăng cao chắc chắn tác động đáng kể đến giá điện.

Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng và tăng hơn gấp đôi kể từ một năm trước, nguyên nhân là do Nga thắt chặt nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Bên cạnh đó, các nhà máy điện hạt nhân lớn của Pháp lại gặp một số vấn đề cần phải bảo trì, điều này càng làm trầm trọng thêm tình hình ở EU. Các nước láng giềng đang phải đốt nhiều khí đốt hơn để tạo ra năng lượng cung cấp cho Pháp vào thời điểm mà lục địa này nói chung đang cố gắng bảo tồn nguồn cung cho mùa đông, do lo ngại việc Nga cắt giảm xuất khẩu thêm nữa.

Hanns Koenig, người đứng đầu các dự án được ủy quyền tại Aurora Energy, một công ty nghiên cứu, cho biết: “Đó không phải là tình huống mà bất kỳ ai cũng can đảm hành động giống như Đức”.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Mạng lưới Liên bang của Đức, trong tháng 6, Đức đã xuất khẩu khoảng 600.000 MWh điện sang Pháp, tăng gấp đôi so với mức 300.000 MWh nhập khẩu từ nước láng giềng một năm trước đó. Bên cạnh đó, Vương quốc Anh cũng đang xuất khẩu tương đương 10% nhu cầu điện trong nước mỗi ngày sang Pháp.

William Peck, nhà phân tích thị trường điện tại ICIS, một công ty phân tích hàng hóa, cho rằng giá điện cao hơn ngày càng phản ánh nguồn cung khí đốt sẽ cực kỳ khan hiếm trong ít nhất một năm nữa.

“Trong suốt thời gian đại dịch Covid-19 bùng nổ, khối đã ít đầu tư vào dự trữ khí đốt tự nhiên, cũng như cơ sở hạ tầng để dự trữ, thật không may nhu cầu sử dụng loại nhiên liệu này lại quay trở lại nhanh hơn tưởng tượng”. Ông nói. "Chiến tranh Nga-Ukraine đã làm tăng áp lực cho mọi thứ."

Những lo ngại về nguồn cung cấp khí đốt đang được gia tăng khi đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 giữa Nga và Đức bị đóng cửa từ ngày 11/7 để bảo trì theo lịch trình.

Trong khi đó, Nga đã tuyên bố các lệnh trừng phạt đã dẫn đến sự suy giảm dòng chảy do các bộ phận máy nén quan trọng bị kẹt ở Canada, nhưng các chính trị gia châu Âu coi đây là cái cớ để cắt giảm nguồn cung và lo ngại rằng dòng chảy thậm chí sẽ không trở lại công suất hiện tại là 40% khi đường ống hoạt động trở lại. .

Để phản ứng kịp thời biến động này, Đức có kế hoạch sản xuất nhiệt điện than lên tới 10GW, nhưng các nhà phân tích cho rằng giá than cao kỷ lục sẽ hạn chế sự cứu trợ cho thị trường điện.

Ông Koenig cho biết: “Nếu hai điều đó là không đủ, Đức sẽ gặp vấn đề về khả năng cung cấp hạt nhân của Pháp (vốn đã thấp trong lịch sử).

Do chi phí nhập khẩu năng lượng tăng cao và lĩnh vực sản xuất suy yếu, cán cân thương mại của Đức chuyển sang âm vào tháng 5 ở mức 1 tỷ euro lần đầu tiên kể từ năm 1991.

Tháng trước, Berlin đã áp dụng đến giai đoạn hai của kế hoạch khẩn cấp 3 cấp. Được biết, Cấp độ thứ ba sẽ yêu cầu phân chia lượng khí đốt cho các hộ gia đình và các công ty điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp. Một quan chức chính quyền địa phương ở Hamburg cuối tuần trước cảnh báo rằng có thể cần phân chia nước nóng trong mùa đông nếu thiếu khí đốt.

Việc tăng giá điện đã có tác động không nhỏ đến nhu cầu sử dụng. Theo ông Peck, nhu cầu sử dụng điện của Đức đã giảm 5% trong bốn tháng qua so với năm trước do chi phí năng lượng tăng, điều này chủ yếu khiến các khách hàng công nghiệp hạn chế hoạt động.

Chi phí năng lượng tăng và giá cả giảm đang gây áp lực lớn lên các nhà máy luyện kẽm và nhôm ở châu Âu. Theo Chris Heron, giám đốc công cộng của Eurometaux, tập đoàn kim loại châu Âu, ngành công nghiệp này đã "đầu hàng" kể từ tháng 9 và "việc đóng cửa các nhà máy trong tương lai là một mối nguy hiểm nghiêm trọng nếu giá điện vẫn ở mức cao như vậy."

Lê Na (Theo Finance Times)

Bình Luận

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp