Gia Lai: Lợi ích kép từ việc giao khoán bảo vệ rừng vùng đồng bào ít người

Thứ tư, 20/12/2023 10:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, nhóm hộ ở Gia Lai góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng. Bên cạnh đó còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng.

Theo đó, tỉnh Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên hơn 1,5 triệu ha, trong đó diện tích rừng là hơn 646.000 ha (478.791 ha rừng tự nhiên, 153.937 ha rừng trồng, 14.264 ha rừng trồng chưa thành rừng), chiếm 85,5% tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, những năm qua các địa phương đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, nhóm hộ

Theo thống kê, trong năm 2023, tổng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phân bổ cho các địa phương và đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai hơn 55 tỷ đồng để hỗ trợ các hoạt động giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào DTTS, hộ người kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã thuộc khu vực II, khu vực III. Đến nay, 12/14 huyện và 14/18 chủ rừng đã thực hiện khoán bảo vệ rừng được gần 22.000 ha; hỗ trợ bảo vệ rừng được hơn 3.300 ha.

gia lai loi ich kep tu viec giao khoan bao ve rung vung dong bao it nguoi hinh 1

Người dân tham gia tuần tra, bảo vệ rừng ở Gia Lai

Riêng năm 2022, thực hiện hỗ trợ khoán bảo vệ rừng là hơn 28.600 ha, hỗ trợ bảo vệ rừng được giao là 7.609 ha. Như vậy, trong 2 năm 2022 và 2023, tỉnh Gia Lai đã khoán bảo vệ rừng được hơn 50.000 ha, hỗ trợ bảo vệ rừng được giao là gần 11.000 ha.

Cùng với đó, việc trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, ước thực hiện hỗ trợ phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ là 120 ha.

Xã Hra, huyện Mang Yang (Gia Lai) có gần 395ha rừng. Tiểu khu 489 địa giới hành chính xã Hra từng là “điểm nóng” về tình trạng khai thác gỗ trái phép ở huyện Mang Yang. Khu rừng này có nhiều cây gỗ có đường kính lớn nên thường xuyên bị các đối tượng “lâm tặc”dòm ngó. Bên cạnh đó, rừng được giao cho UBND xã quản lý nhưng không có lực lượng chuyên trách, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm khiến hiệu quả bảo vệ rừng không cao.

gia lai loi ich kep tu viec giao khoan bao ve rung vung dong bao it nguoi hinh 2

Việc giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, nhóm hộ ở Gia Lai góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, kịp thời ngăn chặn xâm hại rừng, UBND huyện Mang Yang đã thống nhất giao khoán rừng cho cộng đồng làng Đê Kôn quản lý, bảo vệ. Theo lãnh đạo xã Hra, lợi ích của việc giao khoán rừng cho cộng đồng dân cư không những giữ được rừng mà còn giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống.

Anh Klưh - Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng Tổ quản lý, bảo vệ rừng làng Đê Kôn (xã Hà Ra) cho biết: “Tổ quản lý, bảo vệ rừng của làng chia thành 6 nhóm để thay nhau tuần tra. Hàng tuần, các nhóm phân công người đi tuần tra, nếu phát hiện có hành vi phá rừng thì lập tức ngăn chặn, sau đó báo tin cho trưởng thôn, kiểm lâm địa bàn, cán bộ UBND xã để xử lý. Mỗi người đi tuần tra rừng theo lịch phân công được trả 200 nghìn đồng/ngày. Nhờ tổ tích cực làm nhiệm vụ nên các đối tượng xấu không có cơ hội đốn hạ cây rừng, người dân trong làng vừa bảo vệ được rừng, vừa có thêm nguồn thu nhập cho gia đình”.

gia lai loi ich kep tu viec giao khoan bao ve rung vung dong bao it nguoi hinh 3

Được thụ hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), các nhóm hộ, cộng đồng làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có thêm nguồn thu nhập ổn định để từng bước cải thiện cuộc sống

Tương tự xã Kon Gang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, UBND xã Kon Gang đã giao khoán cho 4 cộng đồng làng Ktu, Kóp, Klót, Krái bảo vệ gần 400 ha rừng.

Thông qua việc, khoán bảo vệ rừng cho các nhóm hộ đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhóm hộ phát huy sức mạnh tập thể và lợi thế về nhân lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Nhờ phát huy sức mạnh của toàn dân vào bảo vệ rừng, nhiều năm nay những cánh rừng trên địa bàn luôn được bảo vệ an toàn. Bên cạnh đó còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng.

Ông Nguyễn Văn Hoan - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin: “Để thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 1 - Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi thời gian tới, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ giao rừng, cho thuê rừng để bảo đảm đối tượng thụ hưởng theo quy định. Bên cạnh đó, tiếp tục kiến nghị Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về hỗ trợ gạo bảo vệ, phát triển rừng; thiết kế, dự toán trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ giúp người dân sớm thụ hưởng từ chương trình”.

Chương trình MTQG 1719 gồm 10 Dự án, 14 tiểu dự án và và gần 90 nội dung hỗ trợ khác nhau do 23 bộ, ngành cùng quản lý, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện. Các nội dung thành phần của Chương trình MTQG đi sâu và bao phủ hầu hết các mặt của đời sống kinh tế - xã hội (KT – XH), với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào DTTS như: đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề...

Trần Hiền

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo EVNNPC và Công đoàn Tổng công ty gặp gỡ, trao quà nhân Tháng công nhân tại Công ty TNHH MTV Thủy điện Sa Pa

Lãnh đạo EVNNPC và Công đoàn Tổng công ty gặp gỡ, trao quà nhân Tháng công nhân tại Công ty TNHH MTV Thủy điện Sa Pa

(NB&CL) Ngày 3/5/2024, tại Nhà máy Thủy điện Nậm Toóng, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do ông Lê Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc, nguyên Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thủy điện Sa Pa (NPCHSP) và ông Nguyễn Ngọc Lương – Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty đã đến làm việc, đồng thời thăm hỏi, động viên các CBCNV NPCHSP.

Đời sống
TP HCM thí điểm cho thuê vỉa hè ở 11 tuyến đường trung tâm

TP HCM thí điểm cho thuê vỉa hè ở 11 tuyến đường trung tâm

(CLO) Các tuyến đường thí điểm thực hiện từ nay đến hết ngày 30/9 trên địa bàn quận 1 gồm: Hoàng Sa, Mạc Đĩnh Chi, Hải Triều, Chu Mạnh Trinh, Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hàm Nghi, Trần Hưng Đạo, Cô Bắc, Võ Văn Kiệt.

Đời sống
Nam Định: Sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an nếu phơi thóc, đốt rơm rạ trên đường gây hậu quả nghiêm trọng

Nam Định: Sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an nếu phơi thóc, đốt rơm rạ trên đường gây hậu quả nghiêm trọng

(CLO) Tỉnh Nam Định yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về những hành vi liên quan đến việc đốt rơm rạ, phơi thóc trên các trục đường giao thông, xả và đốt rác không đúng quy định xảy ra thuộc địa bàn quản lý.

Đời sống
Hội Chữ thập đỏ Nam Định phấn đấu vận động, trợ giúp ít nhất 2.000 địa chỉ nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ Nam Định phấn đấu vận động, trợ giúp ít nhất 2.000 địa chỉ nhân đạo

(CLO) Trong Tháng Nhân đạo năm 2024, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nam Định phấn đấu vận động nguồn lực đạt 7 tỷ đồng, trợ giúp ít nhất 2.000 địa chỉ nhân đạo với các hình thức trợ giúp và mức trợ giúp thích hợp.

Đời sống
Hưng Yên phát động Tháng Nhân đạo năm 2024: “Hành trình nhân đạo – Trao nhận yêu thương”

Hưng Yên phát động Tháng Nhân đạo năm 2024: “Hành trình nhân đạo – Trao nhận yêu thương”

(CLO) Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hưng Yên phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa.

Đời sống