Giá xăng dầu hôm nay 17/6: Giá dầu bật tăng trở lại do nguồn cung cắt giảm

Thứ tư, 17/06/2020 08:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Diễn biến tích cực từ việc tuân thủ cắt giảm nguồn cung của các quốc gia OPEC+ đã tạo điều kiện đẩy giá dầu thô thế giới tăng trở lại trong ngày hôm nay 17/6.

Sự kiện: Giá xăng dầu

Giá dầu bật tăng trở lại do nguồn cung cắt giảm. Ảnh: TL.

Giá dầu bật tăng trở lại do nguồn cung cắt giảm. Ảnh: TL.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 17/6

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 17/6, tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 7): 37,22 USD/thùng - tăng 187 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 8): 40,06 USD/thùng - tăng 190 cent

Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 11): 27,310 JPY/thùng - tăng 1170 JPY so với phiên ngày hôm qua.

Giá dầu Brent tăng trên 40 USD/thùng, do IEA đã tăng mức dự báo cho nguồn nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong năm 2020 cùng với đó là nguồn cắt giảm sản lượng đã được hỗ trợ tích cực.

Nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, Iraq và cũng là thành viên ít tuân thủ nhất của OPEC+, đã cắt giảm đáng kể xuất khẩu dầu thô của mình cho đến tháng 6, một hành động cho thấy rằng họ đang cải thiện việc tuân thủ cắt giảm sản lượng kỷ lục theo thỏa thuận.

Xuất khẩu từ Iraq đã giảm 300.000 thùng/ngày, ước tính khoảng 8%, trong hai tuần đầu tháng 6 so với tháng 5, Reuters đưa tin hôm thứ Ba (16/6), được trích dẫn các nguồn tin trong ngành và dữ liệu theo dõi tàu.

Xuất khẩu từ cảng phía nam Basrah, nhà ga xuất khẩu dầu chính của Iraq, đã giảm 170.000 thùng/ngày xuống mức trung bình 2,93 triệu thùng trong tháng 6. Xuất khẩu từ phía Bắc cũng giảm, khoảng 130.000 thùng/ngày đến khoảng 350.000 thùng/ngày.

Những sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu thô của Iraq cho thấy nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC đang nỗ lực giảm nguồn cung sau khi các nhà lãnh đạo của hiệp ước OPEC+, Arab Saudi và Nga đã hoàn toàn tuân thủ việc cắt giảm trước khi đồng ý gia hạn thêm một tháng giảm sản xuất kỷ lục. 

Đầu tháng 7, OPEC+ đã đồng ý gia hạn mức cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng thêm một tháng cho đến cuối tháng 7, được tất cả các quốc gia trong hiệp ước tuân thủ 100% với thỏa thuận của họ và việc bù đắp cho sự thiếu tuân thủ trong việc cắt giảm sản lượng vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 17/6

Sau kì điều chỉnh giá ngày 12/6, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 13.390 đồng/lít;

- Xăng RON95-III: không cao hơn 14.080 đồng/lít;

- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 11.515 đồng/lít;

- Dầu hỏa: không cao hơn 9.610 đồng/lít;

- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 10.322 đồng/kg.

Mức giá trên chính thức có hiệu lực từ 15h chiều ngày 12/6.

Minh Châu

Tin khác

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp