Viết tiếp bài báo"Người nuôi ngao “kêu cứu” vì doanh nghiệp khai thác cát":

Giải pháp nào để đảm bảo quyền lợi cho người nuôi ngao?

Thứ năm, 01/04/2021 10:51 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cuộc chiến “ngao - cát” giữa các ngư dân nuôi ngao và doanh nghiệp khai thác cát nổ ra nhiều năm qua nhưng chưa được các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm.

Hậu quả nhãn tiền của những cuộc tranh chấp đó là hàng chục tỷ đồng đầu tư của người dân có nguy cơ mất trắng theo những chiếc vòi rồng ngày đêm quần thảo hút cát.

Hàng trăm ngư dân mất kế sinh nhai

Như Báo Nhà báo & Công luận đã thông tin, khu vực bãi bồi Gồ Nam, cửa sông Lạch Tray, phường Tràng Cát vốn là một ngư trường truyền thống, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Khoảng những năm 2012, phát hiện vùng đất này có thể nuôi ngao, người dân làng chài ven biển bắt đầu ra các gò bãi cắm cọc lập bãi nuôi thả phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Người dân nuôi ngao kêu cứu vì doanh nghiệp khai thác cát.

Người dân nuôi ngao kêu cứu vì doanh nghiệp khai thác cát.

Tuy nhiên, khi nghề nuôi thả ngao đang ổn định và phát triển, hàng chục ngư dân mới ngã ngửa trước thông tin khu vực này được các cấp chính quyền Hải Phòng cấp phép cho một doanh nghiệp khai thác cát.

Với “lá bùa” là giấy phép khai thác cát, hàng loạt con tàu, xà lan không xác định được danh tính đã ngang nhiên xông vào bãi ngao hút cát, khiến người nuôi ngao nơi đây nhiều phen điêu đứng.

Đỉnh điểm của sự việc là năm 2018, các bãi đang nuôi ngao xuất hiện hàng chục chiếc tàu khai thác cát, khiến hàng trăm ha nuôi ngao bị ảnh hưởng, nhiều nơi ngao chết trắng bãi, thì cuộc chiến “ngao – cát” giữa các ngư dân và doanh nghiệp nổ ra.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng - đại diện các hộ nuôi ngao cho biết: “Người dân chúng tôi ở đây đều không có đất nông nghiệp sản xuất, xuất phát từ nghề đi biển đánh cá, giờ chuyển sang nuôi ngao. Nếu không nuôi ngao thì chúng tôi biết làm gì”.

Cũng bởi ý thức được điều đó nên nhiều lần ngư dân đã làm đơn xin thuê mặt nước và đóng thuế cho Nhà nước. Thế nhưng, dù đã liên hệ nhiều nơi, nhiều cấp nhưng đều không được hướng dẫn cụ thể, bởi vậy việc sản xuất của các ngư dân gặp rất nhiều khó khăn.

Trong khi đó, từ khi được chính quyền TP. Hải Phòng cấp phép, phía doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát lại hoạt động một cách rất cầm chừng, bị đánh giá là “thiếu năng lực khai thác, thiếu uy tín, sức cạnh tranh còn kém, hoạt động khai thác, kinh doanh của công ty bị thua lỗ. Công ty chưa chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chưa thực sự tạo được uy tín, niềm tin với một số nhà đầu tư. Các giải pháp khắc phục chưa thực sự khả thi, hiệu quả…” như trong kết luận của Đoàn giám sát HĐND TP. Hải Phòng.

Điều này khiến các ngư dân không khỏi thắc mắc, tại sao người nuôi ngao mong muốn thuê mặt nước, nộp ngân sách để yên tâm làm ăn nhưng lại không được chính quyền chấp thuận? Trong khi một doanh nghiệp bị đánh giá yếu kém, nhiều dấu hiệu sai phạm trong khai thác mỏ vẫn được ưu ái tiếp tục hoạt động? – anh Thắng cho biết thêm.

Người dân nuôi ngao kêu cứu vì doanh nghiệp khai thác cát.

Người dân nuôi ngao kêu cứu vì doanh nghiệp khai thác cát.

Cần làm rõ dấu hiệu “bán mỏ” trái phép?

Từ thực tế hoạt động của Công ty Tân Vũ thời gian qua, người dân cho rằng, UBND TP. Hải Phòng cần phải kiểm tra, xem xét lại năng lực hoạt động của doanh nghiệp này và điều tra, làm rõ các dấu hiệu “lách luật” để bán mỏ trái phép.

Bởi, theo quy định tại giấy phép khai thác và giấy phép sửa đổi bổ sung cấp cho Công ty Tân Vũ, UBND TP. Hải Phòng đã nêu rõ: “Nghiêm cấm việc chuyển nhượng dự án cho DN khác dưới mọi hình thức”. Tuy nhiên, bất chấp các quy định, Công ty Tân Vũ lại có dấu hiệu “bán quyền” khai thác cho nhiều đơn vị khác khi trực tiếp ký nhiều hợp đồng kinh tế với nhiều công ty khác nhau.

Việc Công ty Tân Vũ tự ý “bán quyền” khai thác cát cho hàng loạt doanh nghiệp khác liệu có đúng luật? Phải chăng do năng lực khai thác quá yếu kém, không tự khai thác được nên doanh nghiệp này mới phải bán quyền khai thác? Thắc mắc này đã được người dân gửi đến các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng với mong muốn vào cuộc xác minh, làm rõ.

Ở một diễn biến khác, trả lời báo chí, ông Nguyễn Anh Túy – Phó Phòng TNMT quận Hải An cho biết, khu vực biển Tràng Cát được gọi là ngư trường truyền thống đánh bắt xa bờ của các ngư dân từ ngày xưa. Mãi sau này thành phố mới cấp phép cho một số doanh nghiệp khai thác cát. Các hộ dân tự ý đầu tư khai thác nuôi trồng thủy sản khi chưa được các cơ quan thẩm quyền cho phép.

Tại khu vực này, Công ty CP Thương mại Tân Vũ đã được thành phố cấp phép thời hạn 18,5 năm. Tuy nhiên sau khi các cơ quan chức năng và Công ty Tân Vũ tổ chức cắm phao tiêu xác định mốc tọa độ, Công ty không tổ chức lực lượng để trông giữ, trông coi khu vực được thành phố cấp phép.

Người dân nuôi ngao kêu cứu vì doanh nghiệp khai thác cát.

Người dân nuôi ngao kêu cứu vì doanh nghiệp khai thác cát.

Việc bảo vệ phao tiêu đó công ty không thực hiện được, do đó để phao tiêu đó không còn đúng vị trí tọa độ ngay vị trí ban đầu công ty thả”, ông Tuý cho biết.

Về sự việc tranh chấp vị trí giữa ngư dân và doanh nghiệp, ông Túy cho rằng: “Theo văn bản, quy định pháp luật thì đương nhiên phải bảo vệ doanh nghiệp, các hộ dân nếu có các giấy tờ liên quan, sử dụng hợp pháp thì bảo vệ dân ngay”.

Khi được cung cấp các thông tin, hồ sơ về việc Công ty Tân Vũ có dấu hiệu bán quyền khai thác trái phép cho các doanh nghiệp khác, ông Túy cho biết không nắm được thông tin, việc mua bán, chuyển nhượng này công ty cũng chưa báo cáo lên. Đồng thời cũng cho biết, thuế môi trường phía Công ty Tân Vũ có nộp nhưng chưa đầy đủ, sản lượng khai thác còn rất hạn chế.

Từ thực tế đang diễn ra tại địa phương, rất cần sự phân xử công tâm từ các cơ quan chức năng TP. Hải Phòng để hàng chục tỷ đồng đầu tư nuôi ngao của người dân không rơi vào cảnh trắng tay. Đảm bảo quyền lợi giữa các ngư dân và doanh nghiệp là giải pháp hợp lý để cuộc chiến ngao - cát tại Tràng Cát không còn tiếp diễn.

Tuấn Anh – Phạm Diệu

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra