Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu: Thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thứ năm, 13/08/2020 09:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đi tìm những giải pháp về khoa học & công nghệ (KH&CN) để ứng phó được với BĐKH đang là cơ hội mới cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.

Hạn hán, xâm nhập mặn, những hiện tượng thời tiết cực đoan, tình trạng ô nhiễm không khí… là những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) mà gần đây nước ta đang gặp phải. Đi tìm những giải pháp về khoa học & công nghệ (KH&CN) để ứng phó được với BĐKH đang là cơ hội mới cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng khá nặng của BĐKH, sâu rộng vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Bằng chứng là thời gian gần đây, hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, hay như tình hình thời tiết cực đoan thời gian qua ở các tỉnh phía Bắc, rồi gia tăng trình trạng ô nhiễm không khí… đang được người dân, xã hội quan tâm.

Báo Công luận

Để giải quyết thực tế này phải tìm ra được những giải pháp mới, ứng dụng KH&CN và đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển kinh tế, xã hội. Điều này cũng giúp Việt Nam biến những thách thức từ biến đổi khí hậu thành cơ hội, thay thế những công nghệ cũ, những phương thức sản xuất thiếu hiệu quả bằng những công nghệ mới, công nghệ xanh thân thiện với môi trường. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu.

Như gần đây, khi tình trạng ô nhiễm không khí đang được báo động trên cả nước, cũng là lúc người dân quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống của khu vực mình. Chị Nguyễn Thu Hoài (Bách Khoa, Hà Nội) cho biết, để nắm được tình hình ô nhiễm không khí, cho nên đã cài ứng dụng PAM Air nhằm theo dõi chất lượng không khí theo thời gian thực. Theo đó, ứng dụng này liên tục cập nhật các thông tin về độ ẩm, nhiệt độ, đặc biệt là chỉ số hàm lượng bụi mịn có trong không khí, để từ đó có những biện pháp bảo vệ cho bản thân và gia đình.

Báo Công luận

Được biết, PAM Air là ứng dụng theo dõi chất lượng không khí với hơn 200 điểm theo chất lượng không khí trên toàn quốc. Thiết bị đo PAM Air và ứng dụng PAM Air trên điện thoại di động là kết quả của nhiều năm nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện sản phẩm của người sáng lập Hoàng Dũng cùng các cộng sự tại Công ty công nghệ D&L. Với kích thước nhỏ gọn và quy trình lắp đặt đơn giản, PAM Air sẽ cung cấp bản đồ chất lượng không khí theo thời gian thực trên lãnh thổ Việt Nam. Dữ liệu của bản đồ được thu thập trực tiếp từ các thiết bị cảm biến chất lượng không khí do nhóm kỹ sư sản xuất, triển khai, vận hành và bảo trì. Người sáng lập dự án Hoàng Dũng - Giám đốc Công ty công nghệ D&L cho biết, người dân có thể vào ứng dụng, tìm địa điểm và có thể tìm kiếm được các điểm theo dõi chất lượng không khí gần nhất. Và các điểm này được thu thập từ các thiết bị cảm biến cũng do chính PAM Air sản xuất và vận hành lắp đặt.

Không trực tiếp đưa ra những cảnh báo liên quan đến chất lượng không khí như PAM Air, nhưng giải pháp Đichung.vn của Công ty Cổ phần Đi chung lại giúp giảm thiểu khí CO2 thải ra môi trường, khi tận dụng nền tảng công nghệ trực tuyến và di động để kết nối những người có cùng nhu cầu đi chung xe taxi, đi chung xe cá nhân và đi chung du lịch với nhau. Ông Nguyễn Thành Nam - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đi chung cho biết, không chỉ có những tác động trực tiếp và hữu ích giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm lưu lượng xe tham gia giao thông, giải pháp Đichung.vn còn giúp giảm chi phí đi lại cho người dùng. Hay như việc sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất về cảm biến, Green Leap - ứng dụng giúp cung cấp giải pháp tưới nước tự động theo thời khóa biểu cho khu vườn dựa trên độ ẩm của đất, nhiệt độ và ánh sáng xung quanh, được điều khiển bằng điện thoại thông minh và giám sát qua camera. Hiện ứng dụng này đang được nhiều người quan tâm vì tạo ra giải pháp cho ngành nông nghiệp trở nên thông minh hơn.

PAM Air, Green Leap hay Đichung.vn chỉ là vài dự án tiêu biểu trong số rất nhiều dự án khởi nghiệp đã đưa ra được những giải pháp sáng tạo giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Báo Công luận

Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh, việc đẩy mạnh phát triển và áp dụng các mô hình đổi mới sáng tạo sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh phát triển và ứng dụng các công nghệ mới để hỗ trợ tăng trưởng xanh và bền vững. Và để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2020, đòi hỏi 50% doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải ứng dụng các công nghệ xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh - đây được xem là thị trường không hề nhỏ cho doanh nghiệp khởi nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Chính phủ Việt Nam đang tích cực xây dựng một chương trình tổng thể ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh với mục đích làm sao để giảm công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời cũng khuyến khích các công nghệ giảm các-bon, giảm phát thải khí nhà kính và có chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực này.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều thể chế chính sách và chương trình hành động nhằm tăng cường năng lực quốc gia, để thích ứng và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành kinh tế. Trong mọi sự đổi mới, luôn đặt doanh nghiệp ở vị trí trung tâm, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Hơn nữa, BĐKH là một vấn đề toàn cầu được các quốc gia quan tâm, trong đó công nghệ là nền tảng quan trọng để tạo ra các cơ hội và hiện thực hóa các cơ hội này… Dự án khởi nghiệp sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cũng là minh chứng cho điều này, cùng với sự ưu tiên định hướng của Nhà nước thì cần tạo hành lang để hỗ trợ cho các công nghệ hoàn thiện thành các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Công nghệ sạch được các chuyên gia coi là “chìa khóa vàng” giúp Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính từ 8-10% vào năm 2020, và tiến tới giảm thêm từ 1,5-2% vào năm 2025. Việc phát triển các doanh nghiệp về công nghệ sạch, phù hợp với nhu cầu địa phương không chỉ giúp Việt Nam thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thích ứng với biến đổi khí hậu cho hàng nghìn hộ gia đình, tạo công ăn việc làm và xa hơn là nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

 Minh Quân

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô