Giải thưởng Văn học Hà Nội 2017: Không trao giải tác phẩm thơ

Thứ hai, 11/12/2017 14:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 10/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã trang trọng tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn học năm 2017 và kết nạp hội viên mới. Tuy Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017 xét thêm giải thưởng của năm 2016, nhưng Giải thưởng Văn học năm 2017 của Hội vẫn không có giải thơ.

Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm nay ghi dấu sự đột phá về mặt văn xuôi và phê bình khi có tới 4 tác phẩm đã đạt giải: “Tiểu thuyết 6 ngày” của nhà văn Tô Hải Vân, “Hồi ức lính” của tác giả Vũ Công Chiến, “Trang sách mạch đời” của nhà văn Phạm Khải, “Tác phẩm dịch Búp bê” của tác giả Nguyễn Chí Thuật. Năm nay Hội Nhà ván Hà Nội đã không trao giải thơ vì chưa có tác phẩm thật sự nổi trội, thuyết phục được các hội đồng chuyên môn và Hội đồng nghệ thuật – BCH Hội Nhà văn Hà Nội.

Phát biểu tại lễ trao giải thưởng văn học 2017 – Hội Nhà văn Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Nguyễn Thị Thu Huệ khẳng định: “Những tác phẩm được trao giải đều phải đạt 75% số phiếu bầu trở lên chứ không phải quá bán như trước đây. Cách làm này thể hiện yêu cầu cao về chất lượng của Hội đồng nghệ thuật – Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội”.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến – Chủ tịch hội đồng thơ, PCT Hội Nhà văn Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi đã chọn ra 5 trong tổng số 35 tác phẩm gửi đến để trình duyệt, trong đó có tác phẩm thơ “Tự do” của nhà thơ Hoàng Xuân Tuyền, tác phẩm “Mùa trong gốm” của nhà thơ Lê Anh Phong… Các tác phẩm này đều đã được số phiếu của hội đồng thơ tương đối cao và đều được hội đồng thơ nhận xét là so với hoạt động thơ của mấy năm trước có vể năm nay thơ lại khởi sắc hơn. Thế nhưng vấn đề đặt ra là tại sao Ban Chấp hành lại quyết định là không có giải thưởng thơ và bỏ trống giải thưởng. Đây không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng cả, mà chính là cái mới, cách làm mới và tư duy mới của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội”.

Báo Công luận
Hội đồng nghệ thuật trao Giải thưởng văn học Hà Nội năm 2017 cho các tác giả. Ảnh: hanoimoi.com.vn

Lễ tổng kết, trao giải thưởng và kết nạp hội viên Hội Nhà văn Hà Nội 2017 diễn ra muộn hơn các năm khoảng 2 tháng. Bà Nguyễn Thị Thu Huệ cho biết: “Công việc này thường được tổ chức vào dịp 10/10, nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhưng năm nay Lễ tổng kết và trao giải của Hội đã phải tiến hành muộn hơn vì Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội lần thứ 12 chỉ vừa kết thúc vào tháng 8/2017, công việc mới của Hội bộn bề đòi hỏi nhiều thời gian, công sức; hơn nữa việc xét giải thưởng và kết nạp hội viên mới cần phải kỹ lưỡng, thận trọng, khách quan, chính xác”.

Tại buổi lễ, Hội Nhà văn Hà NỘi đã kết nạp thêm 33 hội viên mới thuộc 4 chuyên ngành, trong đó thơ 15, văn xuôi 13, lý luận phê bình 2 và dịch thuật 3 hội viên.

Năm 2018, Hội Nhà văn Hà Nội dự kiến tổ chức một số hoạt động nhằm  đẩy mạnh sự gắn kết giữa các thành viên hội, phát triển các hoạt động sáng tác như: xây dựng Tuyển tập văn học Hà Nội thời kỳ Đổi mới; xây dựng lại website của Hội thành phương thức thông tin đa phương tiện hiện đại, có chất lượng cao; xây dựng Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của Hội Nhà văn Hà Nội… Một trong các hoạt động được các hội viên kỳ vọng là đầu tư sáng tác có trọng điểm cho một số hội viên, hỗ trợ sáng tác chung cho tất cả hội viên; mở các cuộc thi, vận động sáng tác thơ, truyện ký, tiểu thuyết; tham gia “Ngày thơ Việt Nam – Sân thơ Hà Nội” tại Văn Miếu vào ngày Rằm tháng Giêng năm 2018…

Bích Việt

 

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa