Giảm sản xuất nhựa sẽ xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng?

Thứ năm, 29/09/2022 19:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sản xuất nhựa phụ thuộc vào dầu và khí đốt, song việc giảm sản lượng nhựa vẫn chưa được tính đến để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng. Và một báo cáo mới cho thấy rằng giờ là thời điểm cho sự đột phá.

Mối quan hệ của chúng ta với nhựa là không lành mạnh đã được thừa nhận rõ ràng. Nhưng bởi đó là một mối quan hệ mà chúng ta đã coi là đương nhiên và từ đó chúng ta đấu tranh để níu kéo bất chấp bản chất thường độc hại của nó. Đây cũng là một trong những vấn đề ít được nghiên cứu.

giam san xuat nhua se xoa diu cuoc khung hoang nang luong hinh 1

Hầu hết mọi vật dụng hàng ngày đang được đóng gói bằng bao bì nhựa.

giam san xuat nhua se xoa diu cuoc khung hoang nang luong hinh 2

Các nhà hoạt động đang kêu gọi cấm đóng gói không cần thiết.

giam san xuat nhua se xoa diu cuoc khung hoang nang luong hinh 3

Ước tính có khoảng 855 tỷ gói nhựa đã được sản xuất vào năm 2018 - chúng hiếm khi có thể được tái chế.

Tuy nhiên, các phát hiện được công bố hôm thứ Ba vừa rồi bởi phong trào Không sử dụng đồ nhựa toàn cầu và Trung tâm phi chính phủ về Luật Môi trường Quốc tế (CIEL) cho thấy những động lực đang xuất hiện và việc sử dụng ít nhựa hơn sẽ giúp tiết kiệm được nhiều năng lượng.

Trong nghiên cứu có tên “Mùa đông sắp đến: nhựa phải ra đi”, CIEL và Break Free From Plastic, với hơn 1.900 tổ chức phi chính phủ là các thành viên của mình, cho biết việc cắt giảm bao bì và nhựa sử dụng một lần là một bước đi cụ thể mà các nhà hoạch định chính sách có thể thực hiện để đóng góp vào nỗ lực chung nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.

Mối liên hệ giữa khí đốt, dầu và nhựa

Có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch và còn được sản xuất trong các quy trình sử dụng nhiều năng lượng, nhựa luôn đồng hành với khí thải ở mọi giai đoạn trong vòng đời của chúng, dù được đổ bỏ, đốt đi hay tái chế. Sản lượng nhựa ở châu Âu đã tăng từ chỉ 0,35 triệu tấn vào năm 1950 lên đến 55 triệu tấn đến vào 2020. Nhựa chính là thị trường lớn nhất của ngành công nghiệp hóa dầu EU.

Có nghĩa, người ta đang sử dụng quá nhiều dầu để sản xuất ra nhựa. Theo báo cáo hôm thứ Ba vừa rồi, vào năm 2020, gần 15% tổng lượng khí đốt của EU và 14% lượng dầu tiêu thụ được sử dụng để sản xuất hóa dầu. Phần lớn trong số đó hướng tới sản phẩm cuối cùng là nhựa. Ví dụ, các phát hiện ghi nhận rằng lượng khí đốt được sử dụng để sản xuất nhựa dẻo bằng với lượng khí đốt được sử dụng cho cả Hà Lan.

Tương tự, các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu khí nhất để sản xuất nhựa - Bỉ, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Hà Lan và Ba Lan - cũng là nguyên nhân gây ra 77% tổng lượng chất thải bao bì nhựa của EU.

Trong bối cảnh đó và trong bối cảnh tranh giành nguồn khí đốt từ bên ngoài nước Nga, Delphine Levi Alvares, Điều phối viên châu Âu về Chiến dịch không sử dụng nhựa, cho biết thật tồi tệ khi không đưa lĩnh vực này vào Chương trình Tiết kiệm Khí đốt của EU.

Bà cho biết: “Trong khi các gia đình và doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với hóa đơn năng lượng tăng vọt, ngành công nghiệp hóa dầu đang lãng phí các nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất nhựa sử dụng một lần không cần thiết, thúc đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng của EU”.

Một mũi tên, trúng… 3 đích

Andy Gheorghiu, một nhà vận động khí hậu tham gia vào báo cáo, cho biết trong khi mọi người đang được yêu cầu tắm nước lạnh và sưởi ấm ít hơn thì "chúng ta tiếp tục nuôi con quái vật được gọi là ngành công nghiệp hóa dầu và nhựa với lượng lớn dầu và khí đốt".

Ông cũng nhấn mạnh cách giải quyết nhựa sử dụng một lần tại thời điểm này mang lại cơ hội thực sự để "giải quyết 3 cuộc khủng hoảng cùng một lúc: cuộc khủng hoảng nhựa, cuộc khủng hoảng khí hậu và cuộc khủng hoảng năng lượng".

Báo cáo đưa ra một loạt các khuyến nghị cho mục đích đó. Chúng bao gồm việc các quốc gia EU giảm giới hạn đối với bao bì tổng thể được phép vào thị trường của mình, giới hạn khối lượng nhựa được sản xuất trên toàn cầu và ngừng xây dựng cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch mới bao gồm các cơ sở hóa dầu.

Các tác giả cũng kêu gọi các mục tiêu cắt giảm và tái sử dụng đầy tham vọng và ràng buộc là 50% vào năm 2030, 80% vào năm 2040 và cấm các loại bao bì không cần thiết như gói dùng một lần để đóng gói trái cây và rau quả.

Cấm nhựa ở châu Âu?

Nhưng Gheorghiu còn tiến một mục tiêu xa hơn. "Cá nhân tôi cho rằng bây giờ là thời điểm đóng cửa ngành công nghiệp nhựa ở châu Âu". Nói cách khác, ông muốn ngừng sản xuất nhựa nguyên sinh ngay lập tức và hoàn toàn, it nhất là trong mùa đông.

giam san xuat nhua se xoa diu cuoc khung hoang nang luong hinh 4

Ảnh đồ họa: DW. Nguồn: Plastics Europe (2021), Plastics - the Facts 2021

Trong một tuyên bố, Ủy ban châu Âu cũng đang "thực hiện một kế hoạch toàn diện cho quá trình chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế tái tạo" sẽ điều chỉnh lại "việc sử dụng tất cả các nguồn tài nguyên, bao gồm cả nhiên liệu hóa thạch cho nhựa thông qua nhiều hành động, kể cả sử dụng các công cụ lập pháp".

Gheorghiu hy vọng rằng bên cạnh việc làm nổi bật mối tương quan giữa các cuộc khủng hoảng nhựa, khí hậu và năng lượng, nghiên cứu mới sẽ "khởi động cuộc tranh luận xung quanh việc sản xuất nhựa nguyên sinh và nhu cầu giảm hơn nữa bao bì sử dụng một lần ở châu Âu".

Ông bày tỏ sự lạc quan rằng những phát hiện mới sẽ gây được tiếng vang đối với cả các nhà hoạch định chính sách và công chúng trong mùa đông tới: "Tôi nghĩ rằng việc một chính trị gia xử lý vấn đề về nhựa sử dụng một lần sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc thực hiện các biện pháp khác, như thay đổi hệ thống sưởi ấm hay tăng giá năng lượng”.

Hoàng Hải (theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Ứng viên đối lập Venezuela cam kết tự do chính trị theo hiến pháp

Ứng viên đối lập Venezuela cam kết tự do chính trị theo hiến pháp

(CLO) Ứng cử viên phe đối lập Venezuela Edmundo Gonzalez cho biết hôm thứ Bảy (18/5) rằng ông sẽ đảm bảo tất cả các đảng chính trị được tự do hoạt động theo hiến pháp, nếu ông vượt qua Tổng thống Nicolas Maduro trong cuộc bầu cử vào tháng 7.

Thế giới 24h
Chi phí tang lễ cao khiến nhiều người không nhận thi thể người thân ở Canada

Chi phí tang lễ cao khiến nhiều người không nhận thi thể người thân ở Canada

(CLO) Một số tỉnh của Canada ghi nhận số lượng thi thể không có người nhận tăng vọt trong những năm gần đây, chi phí tang lễ ngày càng tăng là lý do khiến họ bỏ lại thi thể người thân.

Thế giới 24h
Mưa lớn và lũ lụt tiếp tục hoành hành ở Afghanistan, thêm 50 người thiệt mạng

Mưa lớn và lũ lụt tiếp tục hoành hành ở Afghanistan, thêm 50 người thiệt mạng

(CLO) Ít nhất 50 người thiệt mạng sau một đợt mưa lớn và lũ lụt mới ở miền trung Afghanistan, theo một quan chức cho biết vào thứ Bảy (18/5).

Thế giới 24h
Nga liên tiếp báo tin thắng trận, Ukraine chật vật kháng cự

Nga liên tiếp báo tin thắng trận, Ukraine chật vật kháng cự

(CLO) Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Bảy (18/5) cho biết, lực lượng của họ đã tiếp tục chiếm được ngôi làng Starytsia trong cuộc tấn công vào khu vực Kharkiv. Quân đội Nga còn liên tiếp báo tin thắng trận từ nhiều chiến tuyến khác trong cuộc xung đột với Ukraine.

Thế giới 24h
Nội các thời chiến Israel rạn nứt, Thủ tướng Netanyahu bác tối hậu thư

Nội các thời chiến Israel rạn nứt, Thủ tướng Netanyahu bác tối hậu thư

(CLO) Văn phòng Thủ tướng Israel đã bác bỏ lời đe dọa rời khỏi nội các thời chiến từ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz. Sự việc tiếp tục cho thấy những rạn nứt trong chính quyền của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Thế giới 24h