Giáo hoàng Phanxicô đến Iraq: 'Người hành hương của hòa bình'

Thứ bảy, 06/03/2021 13:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thứ Sáu (5/3) vừa qua, Giáo hoàng Phanxicô bắt đầu chuyến đi lịch sử đến Iraq, nơi bị chiến tranh tàn phá, bất chấp lo ngại về an ninh và đại dịch để an ủi một trong những cộng đồng Cơ đốc giáo lâu đời nhất và bị đàn áp nhất thế giới.

Một thành viên của lực lượng đặc biệt Iraq đứng bảo vệ bên ngoài Nhà thờ Đức Mẹ Deliverance Công giáo Syriac, trước một bảng quảng cáo chào mừng Giáo hoàng Francis đến Baghdad. Ảnh: AFP

Một thành viên của lực lượng đặc biệt Iraq đứng bảo vệ bên ngoài Nhà thờ Đức Mẹ Deliverance Công giáo Syriac, trước một bảng quảng cáo chào mừng Giáo hoàng Francis đến Baghdad. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Giáo hoàng Phanxicô cho biết ông sẽ thực hiện chuyến thăm tới Iraq với tư cách là một 'người hành hương vì hòa bình', và sẽ tiếp cận những người Hồi giáo dòng Shiite khi ông gặp giáo sĩ hàng đầu của Iraq, Grand Ayatollah Ali Sistani.

Chuyến hành trình kéo dài 4 ngày là lần đầu tiên giáo hoàng ra nước ngoài kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, điều khiến nhà lãnh đạo của 1,3 tỷ người Công giáo trên thế giới nói rằng ông cảm thấy như 'bị nhốt' bên trong Vatican.

Trong khi ông Phanxicô đã được tiêm phòng, Iraq hiện đang bị cuốn theo làn sóng COVID thứ hai với kỷ lục hơn 5.000 trường hợp mắc mới mỗi ngày, khiến các nhà chức trách buộc phải đóng cửa hoàn toàn trong chuyến thăm của Đức Giáo hoàng.

An ninh sẽ được thắt chặt ở Iraq, quốc gia đã trải qua nhiều năm chiến tranh và nổi dậy, và vẫn đang săn lùng các tàn dư của Nhà nước Hồi giáo (IS).

Giáo hoàng Phanxicô sẽ chủ trì nhiều nghi lễ tại các nhà thờ bị tàn phá, các sân vận động đã được tân trang lại và các địa điểm sa mạc hẻo lánh, nơi số lượng người tham dự sẽ bị hạn chế để tạo điều kiện cho sự giãn cách xã hội.

Tại Iran, ông sẽ đi hơn 1.400 km (870 dặm) bằng máy bay và máy bay trực thăng, bay qua những vùng đang có chiến sự. Đối với những chuyến đi ngắn hơn, Đức giáo hoàng sẽ đi một chiếc xe bọc thép trên những con đường mới lát đá, trải đầy hoa và áp phích chào đón nhà lãnh đạo được gọi là 'Baba Al-Vatican' ở đây.

Chuyến thăm của ông đã gây xúc động sâu sắc cho các tín đồ Cơ đốc giáo ở Iraq, nơi mà con số tín đồ đã suy sụp trong nhiều năm bị đàn áp và bạo lực giáo phái, từ 1,5 triệu người vào năm 2003 xuống còn dưới 400.000 người ngày nay.

"Chúng tôi hy vọng giáo hoàng sẽ giải thích với chính phủ rằng họ cần giúp đỡ người dân của mình", một người Cơ đốc từ phía bắc Iraq, Saad al-Rassam, nói với AFP. "Chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều, chúng tôi cần sự hỗ trợ".

'Quá nhiều người tử vì đạo'

Ngày đầu tiên trong hành trình đầy tham vọng của Giáo hoàng sẽ chứng kiến việc ​​ông gặp các quan chức chính phủ và giáo sĩ ở thủ đô Baghdad, bao gồm cả tại nhà thờ Đức Mẹ Cứu rỗi, nơi một cuộc tấn công thánh chiến khiến hàng chục người thiệt mạng vào năm 2010.

Ông cũng sẽ đến thăm tỉnh phía bắc Nineveh, nơi vào năm 2014, các chiến binh thánh chiến IS đã buộc các nhóm thiểu số phải chạy trốn, chuyển sang đạo Hồi hoặc bị xử tử.

Karam Qacha, một linh mục Công giáo Chaldean ở Nineveh, nhớ lại: "Mọi người chỉ có vài phút để quyết định xem họ muốn rời đi hay bị chặt đầu".

Khoảng 100.000 người Cơ đốc giáo, tương đương một nửa số người sống trong tỉnh này đã bỏ trốn, trong đó chỉ có 36.000 người đã trở về, theo tổ chức từ thiện Công giáo 'Aid to the Church in Need'.

Trong số những người trở về, một phần ba cho biết họ muốn ra đi một lần nữa trong những năm tới, do bị thất vọng bởi nạn tham nhũng, khủng bố và nghèo đói tràn lan của Iraq, hiện ảnh hưởng đến 40% dân số.

Đức Hồng y Leonardo Sandri, người đứng đầu Bộ Giáo hội Phương Đông của Vatican và sẽ tháp tùng Giáo hoàng tới Iraq, cho biết cuộc di cư là một mất mát cho toàn bộ Iraq.

Ông nói: “Một Trung Đông không có Cơ đốc giáo giống như cố gắng làm bánh mì bằng bột mì, nhưng không có men hoặc muối".

Chuyến thăm không chỉ nhằm mục đích khuyến khích các Kitô hữu ở lại quê hương của họ, mà thậm chí còn thúc đẩy một số người di cư trở về từ Lebanon và Jordan gần đó, hoặc xa hơn như Canada và Úc.

Trong một bài phát biểu video trước chuyến đi, Đức Phanxicô gợi lên về "những vết thương của những người thân yêu bị bỏ lại và những ngôi nhà bị bỏ rơi", nói rằng đã có "quá nhiều người tử vì đạo" ở Iraq. "Tôi đến như một người hành hương, một người hành hương sám hối để cầu xin sự tha thứ và hòa giải từ Chúa sau nhiều năm chiến tranh và khủng bố".

Giáo hoàng đã nhấn mạnh đến chuyến thăm bất chấp bạo lực đang bùng phát trở lại.

Các cuộc tấn công bằng tên lửa trên khắp đất nước đã khiến 3 người thiệt mạng trong những tuần gần đây, trong đó có một nhà thầu Mỹ đã chết hôm thứ Tư.

Quyết tâm của Đức Phanxicô đi đến những khu vực bị các chức sắc nước ngoài xa lánh từ lâu đã gây ấn tượng mạnh với nhiều người ở Iraq - cũng như cuộc gặp đã được lên kế hoạch của ông với Sistani, 90 tuổi, nhân vật quyền lực hàng đầu của người Shiite ở Iraq.

Là một nhân vật sống ẩn dật và hiếm khi tiếp nhận khách, Sistani sẽ ngoại lệ khi tiếp đón Đức Phanxicô tại ngôi nhà khiêm tốn của ông ở thành phố đền thờ Najaf vào thứ Bảy.

Các biểu ngữ trên khắp Najaf đã kỷ niệm 'cuộc gặp gỡ lịch sử, giữa các tháp và chuông nhà thờ'.

Giáo hoàng, một người ủng hộ lớn đối thoại giữa các tôn giáo, sau đó sẽ đến địa điểm sa mạc Ur, nơi Abraham được cho là đã sinh ra. Ở đó, ông sẽ tổ chức một nghi lễ liên tôn sẽ tập hợp không chỉ các tôn giáo Abraham mà còn bao gồm những người theo các tín ngưỡng khác, bao gồm cả Yazidis và Sabeans.

Mai Bùi

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h