Gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 đầy đủ nhất

Thứ năm, 25/02/2021 06:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo phong tục tập quán người Việt Nam, lễ cúng rằm tháng Giêng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng thế nào cho đầy đủ, chu đáo? Mời bạn theo dõi bài viết này để biết được mâm cỗ (mâm cơm) cúng rằm tháng Giêng gồm các món gì nhé.

Ý nghĩa Rằm tháng Giêng 

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu và đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới theo lịch Âm của người Việt Nam. Tết Nguyên tiêu thường được bắt đầu từ đêm 14 (đêm trước trăng rằm) cho đến hết ngày 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng theo Âm lịch. Năm 2021, rằm tháng Giêng rơi vào thứ Sáu, ngày 26 tháng 2 Dương lịch.

Có nhiều quan niệm về ngày rằm này, theo phật giáo, ngày rằm tháng Giêng (15 tháng 1 Âm lịch) là ngày pháp bảo, tức là ngày mọi người cầu may mắn cho gia đình. Nhưng ý nghĩa chung nhất của ngày rằm này đó chính là để các thành viên trong gia đình sum vầy, đoàn viên. Ngoài ra, ngày rằm tháng Giêng cũng là dịp để con cháu nhớ đến ông bà, tổ tiên, cùng tỏ lòng thành kính, biết ơn trước các bậc bề trên.

Người Việt xưa có câu "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng", cho thấy ngày rằm tháng riêng là một trong những ngày lễ rất quan trọng của năm mới. Dù có bận rộn như thế nào thì các gia đình cũng thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng để dâng lên thần linh và tổ tiên nhằm bày tỏ tấm lòng biết ơn thành kính, cầu mong một năm mới thật nhiều may mắn và thuận lợi.

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng gia tiên, Thần linh

Đối với mâm cỗ mặn cúng gia tiên, cần chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, một vài món ăn mặn như: Thịt gà trống luộc, giò chả, nem, rau xào, dưa hành, xôi hoặc bánh chưng, ngoài ra có thêm nước chấm.

Mâm cỗ mặn với đầy đủ các món thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn gia tiên và gửi lời cầu mong một năm mới trọn vẹn, an lành.

Mâm cỗ mặn với đầy đủ các món thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn gia tiên và gửi lời cầu mong một năm mới trọn vẹn, an lành.

Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng tròn 10 món để tạo thành mâm cơm đầy đủ, tươm tất.

Mâm cúng chay rằm tháng Giêng, mâm cúng Phật

Bên cạnh mâm cỗ mặn để cúng gia tiên, trong ngày Rằm tháng Giêng các gia đình cũng nên chuẩn bị thêm mâm cỗ chay để cúng Phật. Mâm cỗ chay cúng Phật gồm hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu, bánh trôi nước.

Mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Lưu ý:

Lễ vật cũng gồm hương, hoa, đèn nến, vàng mã, trầu cau, rượu và không được để chung với lễ vật cúng Phật.

Cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình cũng như phong tục, tập quán mỗi vùng miền mà mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng sẽ khác nhau. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính, thành tâm, thể hiện sự biết ơn với ông bà, tổ tiên, Thần linh... và cầu mong cho toàn thể gia đình có một năm mới may mắn, an khang, thịnh vượng.

Khánh Ngọc

Tin khác

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

(CLO) Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm trong một hang núi (ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá). Hơn 70 năm về trước, nơi đây là địa điểm sản xuất ra hàng trăm tấn gang, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến nay, những dấu tích còn lại trong hang đã thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Đời sống văn hóa
Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

(CLO) Vào đầu tháng 5, những cây hoa bằng lăng trên các con phố tại Hà Nội lại đua nhau bung nở khoe sắc tím rực rỡ, mang lại vẻ đẹp nên thơ cho Thủ đô vào những ngày đầu mùa Hè.

Đời sống văn hóa
Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa