Hà Nội: Bình ổn thị trường không để khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến

Thứ hai, 27/04/2020 07:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị chủ động triển khai các giải pháp bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân cũng như phòng chống dịch bệnh.

Bình ổn thị trường kết hợp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bình ổn thị trường kết hợp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bình ổn thị trường kết hợp phòng chống dịch Covid-19

Theo đó, Sở Công thương Hà Nội vừa có Báo cáo số 1619/SCT-QLTM thông tin về công tác ứng phó với ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân.

Đặc biệt nguồn cung các mặt hàng tại các hệ thống phân phối trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn đáp ứng đầy đủ, giá cả tương đối ổn định, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến.

Hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho người lao động cũng như khách mua hàng. Chỉ được kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thiết yếu nằm trong danh mục được phép mở cửa hoạt động trong thời gian cách ly xã hội.

Ngoài ra, nhằm tạo thuận lợi để doanh nghiệp nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19; Sở Công thương đã ban hành văn bản hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến dịch vụ công mức độ 4.

Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát và giới thiệu cho các doanh nghiệp 2.157 địa điểm có thể bố trí làm kho hàng hoặc các điểm bán hàng lưu động để sử dụng ngay trong trường hợp có biến động về nguồn cung hàng hóa trên địa bàn.

Các hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố đã tăng cường dự trữ hàng hóa gấp 3-5 lần. Tập đoàn Central Retain (hệ thống siêu thị Big C, Lan Chi), Tập đoàn BRG (hệ thống Hapro, Intimex, SEIKA mart), hệ thống siêu thị Đức Thành,... đã tăng lượng hàng hóa dự trữ lên gấp 300 - 500% so với bình thường đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Các doanh nghiệp cũng mở cửa bán hàng muộn, tăng cường nhân viên giao hàng, nhân viên thu ngân để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp đảm bảo dự trữ gấp 3 lần tháng bình thường, cung cấp cho thị trường Hà Nội trong vòng 90 ngày.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra.

Hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố đã đẩy mạnh, áp dụng các mô hình mới kịp thời đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao của người tiêu dùng.

Chủ động nguồn cung hàng hóa, kiểm tra rà soát toàn bộ sản phẩm bày bán tại các website bán hàng, sàn giao dịch thương mại điện tử. Ưu tiên hiển thị lên trang nhất, chuyên mục riêng đối với các sản phẩm thiết yếu và các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao liên quan tới phòng dịch Covid-19

Theo báo cáo, số lượng đơn hàng của các website, sàn giao dịch tăng 150-200% so với ngày thường từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nguồn hàng phân bổ cho trang online tăng gấp đôi, lượng hàng dự trữ tại kho của doanh nghiệp đảm bảo phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong vòng 45 - 60 ngày.

P.V

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm