Hà Nội khảo sát công tác quản lý và tổ chức lễ hội Xuân 2023

Thứ sáu, 17/02/2023 09:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 16/2, Đoàn khảo sát của TP Hà Nội đã khảo sát công tác quản lý và tổ chức lễ hội Xuân 2023 trên địa bàn thành phố. Tại hai điểm khảo sát đền Và và chùa Mía (thị xã Sơn Tây) cho thấy công tác tổ chức, quản lý di tích và lễ hội diễn ra văn minh, an toàn.

Hàng năm, địa bàn thị xã Sơn Tây diễn ra 65 lễ hội truyền thống, tập trung vào tháng Giêng (30 lễ hội). Từ đầu năm 2023 đến nay, các lễ hội tại Sơn Tây đều diễn ra an toàn, đảm bảo trang nghiêm, đúng nghi lễ truyền thống.

Các địa phương có lễ hội đã thành lập Ban Tổ chức; xây dựng kế hoạch, kịch bản, nội dung, chương trình. Điển hình, lễ hội đền Măng Sơn (xã Sơn Đông); lễ giỗ Bố cái Đại vương Phùng Hưng, lễ hội đình Mông Phụ, lễ hội đình Cam Thịnh (cùng xã Đường Lâm); lễ hội đình Hộ Bắc (phường Lê Lợi); lễ hội đền Và (phường Trung Hưng)…

ha noi khao sat cong tac quan ly va to chuc le hoi xuan 2023 hinh 1

Hình ảnh người dân đi lễ Đền Và là một nét đặc sắc về văn hóa của Hà Nội.

ha noi khao sat cong tac quan ly va to chuc le hoi xuan 2023 hinh 2

Đoàn khảo sát làm việc tại đền Và thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội

ha noi khao sat cong tac quan ly va to chuc le hoi xuan 2023 hinh 3

Lãnh đạo UBND huyện Đông Anh báo cáo công tác quản lý lễ hội tại Đền Sái.

Phần lễ của các lễ hội với nghi thức diễn ra trang trọng, nghiêm túc theo đúng truyền thống, có ý nghĩa giáo dục, thời gian tổ chức không kéo dài, thực hiện theo đúng quy chế lễ hội. Phần hội được tổ chức vui tươi, tiết kiệm, lành mạnh, phong phú với các trò chơi truyền thống, hoạt động văn hóa, thể thao như, chơi đu, kéo co, chọi gà, cờ tướng, bịt mắt bắt vịt, đi xe đạp chậm, nấu cơm thi…

Tại các lễ hội lớn, thị xã Sơn Tây chỉ đạo các xã, phường quy hoạch, sắp xếp hàng quán, dịch vụ, nơi trông giữ phương tiện giao thông đảm bảo an toàn, mỹ quan. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho nhân dân và du khách về tham dự lễ hội được chú trọng, không để xảy ra hiện tượng mất cắp cổ vật, mê tín dị đoan, lộn xộn, chèo kéo khách...

Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng cho biết thêm, qua theo dõi trên địa bàn, đến nay, không có hành vi xâm hại, lấn chiếm di tích, xây dựng trái phép các đền thờ để thu lợi bất chính, phá hoại cảnh quan, làm ô nhiễm môi trường trong khu vực lễ hội và di tích danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, không có hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan.

Với các lễ hội chuẩn bị diễn ra, thị xã tiếp tục tăng cường quản lý và tổ chức, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự. Các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng trong di tích và lễ hội được đảm bảo đúng theo quy định.

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thanh Bình đánh giá, công tác tổ chức, quản lý lễ hội Xuân, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử di sản của thị xã Sơn Tây có những chuyển biến rõ nét. Thời gian tới, HĐND thành phố tiếp tục quan tâm về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho thị xã phát triển tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, du lịch và các vấn đề xã hội khác.

Tuy nhiên, trước thực tế du khách về Sơn Tây ngày càng đông, hạ tầng phục vụ lễ hội tại các di tích còn bất cập. Vì vậy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội mong muốn, thị xã đẩy nhanh tiến độ dự án chuẩn bị đầu tư, dự án tu bổ phát huy di tích, trong đó có di tích đền Và. Chương trình 02 của HĐND thành phố Hà Nội có danh mục đầu tư cho đền Và hơn 90 tỷ đồng, trong đó, thành phố hỗ trợ 60 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Bình đề nghị đẩy nhanh tiến độ hạng mục tu bổ tại đền Và, các hạng mục 24 dự án tu bổ di tích khác. Quá trình đầu tư cần quan tâm đến các hạng mục để đón lượng khách lớn đến tham quan, hành lễ. Bên cạnh đó, trong quản lý, khai thác di tích cần áp dụng phương thức quản lý mới để tăng tính hiệu quả, đáp ứng yêu cầu. Sơn Tây cần tham mưu xây dựng cơ chế chính sách, có cả cơ chế đặc thù cho các di tích đặc thù như thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm.

PV

Bình Luận

Tin khác

Đồng Xâm (Thái Bình): Nơi tinh hoa làng nghề chạm bạc thủ công nổi tiếng vùng ven biển

Đồng Xâm (Thái Bình): Nơi tinh hoa làng nghề chạm bạc thủ công nổi tiếng vùng ven biển

(CLO) Đã thành thông lệ, từ 1 đến ngày 3 tháng Tư Âm lịch hàng năm, người dân làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) lại vui tươi, nhộn nhịp tham gia lễ hội truyền thống. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân làng chạm bạc nức tiếng vùng Biển trưng bày những tác phẩm nghệ thuật độc đáo cho người dân và du khách quốc tế thưởng lãm.

Đời sống văn hóa
Đặt tên làng, xã khi sáp nhập: Làm sao “bảo tồn” được những giá trị lịch sử - văn hóa?

Đặt tên làng, xã khi sáp nhập: Làm sao “bảo tồn” được những giá trị lịch sử - văn hóa?

(NB&CL) Theo dự kiến, giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập sẽ giảm 619 đơn vị hành chính cấp xã. Điều này mang theo nhiều thay đổi, xáo trộn trong đời sống xã hội; trong đó có việc đặt tên gọi mới cho các làng, xã sau sáp nhập.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ 2 có nhiều nét mới, hấp dẫn

Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ 2 có nhiều nét mới, hấp dẫn

(CLO) Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tại buổi họp báo thông tin về Lễ hội Sông nước TP Hồ Chí Minh lần thứ 2, diễn ra vào chiều ngày 8/5.

Đời sống văn hóa
Công nhận di sản tư liệu thế giới với bản đúc nổi trên Cửu đỉnh ở Huế

Công nhận di sản tư liệu thế giới với bản đúc nổi trên Cửu đỉnh ở Huế

(CLO) Những bản đúc nổi trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh ở Thế Tổ Miếu (Cố đô Huế) vừa được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương (viết tắt là MOWCAP), thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), công nhận di sản tư liệu thế giới.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Khai mạc Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024

Thái Bình: Khai mạc Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024

(CLO) Sáng ngày 8/5, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương đã tổ chức khai mạc Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024.

Đời sống văn hóa