Hải Phòng: Chuyển đổi số để thu hút đầu tư

Thứ hai, 24/10/2022 15:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) BQL KKT Hải Phòng xác định chuyển đổi số là tất yếu, là lợi thế cạnh tranh mới, không gian phát triển mới, có vai trò quan trọng quyết định cho sự phát triển, thu hút đầu tư vào các KKT – KCN Hải Phòng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong KKT-KCN chưa như kỳ vọng.

Sự kiện: Hải Phòng

Hải Phòng có 01 khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (diện tích 22.540ha) và 25 khu công nghiệp (tổng diện tích 12.702ha), được quy hoạch là khu kinh tế tổng hợp, trung tâm kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, đô thị công nghiệp, thương mại, du lịch hiện đại, trở thành động lực phát triển của Hải Phòng và các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ hội nhập quốc tế của Việt Nam. Muốn vậy, Hải Phòng cần sớm thực hiện thành công chuyển đổi số ở mọi ngành nghề, lĩnh vực; đặc biệt là hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trong các Khu kinh tế (KKT) - Khu công nghiệp (KCN).

hai phong chuyen doi so de thu hut dau tu hinh 1

Hầu hết các doanh nghiệp vẫn đến nộp, nhận kết quả thủ tục hành chính trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của BQL KKT.

Nhìn thẳng vào thực tế

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 24/3/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố, các Kế hoạch của BQL KKT Hải Phòng về Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. BQL KKT Hải Phòng đã thành lập Ban Chỉ đạo và các Tổ công tác thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời tập trung tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp, người lao động trong KCN - KKT về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyển đổi số.

BQL KKT Hải Phòng cũng đã triển khai đưa các phần mềm, cơ sở dữ liệu trong việc quản lý điều hành và giải quyết các thủ tục hành chính tại BQL, góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên việc chuyển đổi số trong KKT-KCN chưa như kỳ vọng.

Cụ thể, BQL KKT đã có nhiều văn bản khuyến khích tăng cường tối đa việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của mình qua hình thức dịch vụ công trực tuyến. Nhưng đến thời điểm hiện nay, chỉ có một số ít doanh nghiệp đã bắt đầu làm quen với việc nộp hồ sơ trực tuyến còn hầu hết các doanh nghiệp vẫn đến nộp, nhận kết quả thủ tục hành chính trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của BQL KKT và không có thủ tục nào được nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.

Theo số liệu thống kê của BQL KKT Hải Phòng, đến cuối năm 2021, BQL KKT mới tiếp nhận được 341 thủ tục hành chính cấp độ 3 trên Hệ thống của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hệ thống Một cửa điện tử và dịch vụ công thành phố.

Bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng nguồn lực dành cho đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, quy hoạch, xây dựng... chính quyền điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn thành phố chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp chưa thật sự chặt chẽ.

Việc tích hợp các dịch vụ công thiết yếu lĩnh vực: đầu tư, xây dựng, lao động, tài nguyên... phụ thuộc rất nhiều vào việc kết nối tích hợp phần mềm với Hệ thống thông tin một cửa điện tử/Cổng dịch vụ công trực tuyến của thành phố, Cổng dịch vụ công quốc gia.

Chưa có cơ sở dữ liệu, cơ chế phối hợp cụ thể giữa các ngành Công an - Lao động và các ngành liên quan trong việc rà soát, đối chiếu, đồng bộ giữa dữ liệu xuất, nhập cảnh với dữ liệu về người lao động nước ngoài làm việc trong các KKT - KCN trong trường hợp dữ liệu có sự sai lệch hoặc thay đổi, cải chính.

Tỷ lệ doanh nghiệp, người lao động sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mặc dù được nâng lên, nhưng chưa tương xứng với tình hình thực tế. Lý do chủ yếu là do hạn chế tư duy và tâm thế thay đổi từ lãnh đạo doanh nghiệp; thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số cần thiết để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và toàn diện...

Việc thanh toán trực tuyến khi thực hiện dịch vụ công còn một số khó khăn, vướng mắc, nhất là trường hợp trả lại kinh phí cho doanh nghiệp, người lao động khi thủ tục không thực hiện được.

Qua rà soát, hạ tầng số, ứng dụng số trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại KKT - KCN chưa đáp ứng được yêu cầu dù BQL KKT đã chỉ đạo các nhà mạng trong KKT – KCN tăng cường đầu tư, phối hợp với nhau nhằm tăng cường cáp phụ dự phòng vào trong khu công nghiệp tăng chất lượng dịch vụ (VNPT, Viettel, CMC Telecom).

Việc kết nối trong khu công nghiệp bị phân tán do khu công nghiệp bị chia cắt làm nhiều khu vực. Vì vậy, rất cần các nhà mạng chia sẻ dùng chung hạ tầng sẵn có nhằm tăng chất lượng dịch vụ sóng di động trong khu; chia sẻ thông tin, đăng ký cũng như phối hợp khảo sát và lắp đặt thiết bị phát sóng với đơn vị đầu tư nhà trạm BTS để việc xây dựng vận hành cung cấp sóng di động diễn ra tốt hơn.

Cần thúc đẩy chuyển đổi số

Hiện nay, BQL KKT Hải Phòng đang vận hành hiệu quả 03 phần mềm gồm: Hệ thống phần mềm văn phòng điện tử (eOffice) trong việc nhận, gửi văn bản. Hệ thống Một cửa điện tử - Dịch vụ công trực tuyến thành phố với việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính. Hệ thống phần mềm quản trị và điều hành điện tử tích hợp (eHEZA) trong việc tương tác đầy đủ các lĩnh vực chuyên ngành giữa doanh nghiệp và Ban Quản lý. Hệ thống họp trực tuyến với các doanh nghiệp; điểm cầu trực tuyến của thành phố.

Trong năm 2021, BQL KKT đã giải quyết 4.447 hồ sơ thủ tục hành chính. Giải quyết 186/207 nhiệm vụ UBND TP giao. Và từ đầu năm 2022 đến 15/4/2022, BQL KKT đã giải quyết 954 hồ sơ thủ tục hành chính; Giải quyết 1.554 hồ sơ không thuộc thủ tục hành chính; Giải quyết hồ sơ từ Dịch vụ công trực tuyến (cấp độ 3) là 419 hồ sơ. Giải quyết 55/107 nhiệm vụ UBND TP giao.

Hệ thống phần mềm quản trị và điều hành điện tử tích hợp (eHEZA) của BQL KKT đã số hóa hơn 700 nghìn trang tài liệu; hơn 150 nghìn file dữ liệu; 52 thủ tục hành chính thuộc 8 lĩnh vực đầu tư lao động, tài nguyên, môi trường, thương mại, xuất nhập khẩu, xây dựng, quy hoạch.

5 tháng đầu năm 2022 có hơn 330 doanh nghiệp sử dụng tài khoản eHEZA tương tác với BQL KKT, đạt trên 50% tổng số doanh nghiệp được cấp tài khoản. Hệ thống phần mềm văn phòng điện tử (eOffice) đã tiếp nhận 1.554 công văn đến; giải quyết 975 công văn đi.

Theo ông Bùi Ngọc Hải – Phó trưởng BQL KKT Hải Phòng: Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi số là yêu cầu cấp bách, để chuyển đổi số đạt hiệu quả, UBND TP. Hải Phòng cần sớm chỉ đạo xây dựng bộ dữ liệu dùng chung liên thông của thành phố; tăng cường đào tạo về chuyển đổi số cho cán bộ công chức; quan tâm tiếp tục nguồn lực: bổ sung biên chế chuyên về công nghệ thông tin, bổ sung cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí, nâng cấp hạ tầng viễn thông đồng bộ từ BQL KKT tới doanh nghiệp trong các KKT - KCN; quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN đi đầu trong chuyển đổi số, nâng cấp hạ tầng số.

Song song với đó, UBND TP. Hải Phòng cần sớm có kế hoạch triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 07/4/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển các KCN, CCN trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; quan tâm ủy quyền đầy đủ cho BQL KKT để BQL KKT thực sự là một đầu mối giải quyết toàn bộ các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án, doanh nghiệp và chủ động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.

Sở Thông tin và Truyền thông cần cấp quyền quản trị hệ thống “Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến” để cán bộ quản trị có thể chủ động thêm/bớt các thủ tục hành chính đã bị bãi bỏ và công bố mới.

Trung tâm tin học thuộc Văn phòng UBND thành phố cần chỉnh lý và nâng cấp Hệ thống phần mềm văn phòng điện tử (eOffice) để phù hợp hơn với thực tế, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Như vậy, để đáp ứng yêu cầu tất yếu về chuyển đổi số, BQL KKT Hải Phòng cần tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng số trong các KKT-KCN; đẩy mạnh số hoá, ký số và lưu trữ điện tử đối với các hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số, kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phấn đấu phát triển kinh tế số trong các KKT - KCN… Các cơ quan quản lý thành phố cần có cơ chế phối hợp minh bạch, tăng cường tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, quan tâm đến phát triển hạ tầng tại các KKT – KCN.

Đại Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp