Hàng loạt Hiệp hội, doanh nghiệp “tố” phí tái chế EPR nhiều điểm bất hợp lý

Thứ hai, 20/09/2021 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phí tái chế sản phẩm, bao bì (EPR) do cách tính, thu và quản lý phí có nhiều điểm bất hợp lý và thiếu minh bạch đã khiến nhiều Hiệp hội và doanh nghiệp lên tiếng.

Thủ tục cấp giấy phép môi trường phức tạp và trùng lắp

Mới đây, dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã được Bộ Tài nguyên Môi trường chuyển qua Bộ Tư pháp nhằm chuẩn bị thẩm định theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào tuần cuối tháng 9/2021. 

Tuy nhiên, nhiều vấn đề của dự thảo này vẫn đang gây tranh cãi bởi không ít quy định, phương thức, tiêu chí được cho là “áp” từ các nước tiên tiến, hiện đại sang một đất nước đang phát triển - mà nhiều lĩnh vực kinh tế gắn liền với nông nghiệp, nông thôn, cần thời gian và lộ trình để đáp ứng.

hang loat hiep hoi doanh nghiep to phi tai che epr nhieu diem bat hop ly hinh 1

Phí tái chế sản phẩm, bao bì (EPR) do cách tính, thu và quản lý phí có nhiều điểm bất hợp lý và thiếu minh bạch đã khiến nhiều Hiệp hội và doanh nghiệp lên tiếng.

Thậm chí còn tăng chi phí nhưng cộng động doanh nghiệp vẫn băn khoăn lớn về tính hiệu quả trong quản lý và bảo vệ môi trường, lại dễ phát sinh thêm tiêu cực trong thực tiễn nếu được thông qua.

Thứ nhất, liên quan tới thủ tục cấp giấy phép môi trường phức tạp và trùng lắp. Theo một số Hiệp hội, trước đây, chỉ có các dự án gây ô nhiễm đến môi trường mới phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường và xin cấp giấy phép môi trường.

Nhưng với quy định mới tại dự thảo thì các dự án và nhà máy nhóm I và nhóm II kể cả đã hoạt động cũng phải làm các quy định trên. Điều này làm gia tăng thủ tục hành chính do hồ sơ cấp phép và quy trình cấp phép rất phức tạp, trùng lắp, nhưng lại không có hiệu quả.

Do đó, các Hiệp hội mong muốn,  những hồ sơ đã nộp khi xin duyệt đánh giá tác động môi trường thì không nộp lại khi xin duyệt giấy phép môi trường.

Phí tái chế EPR giống như “chơi hụi”

Thứ hai, các Hiệp hội quan ngại về phí tái chế sản phẩm, bao bì (EPR) do cách tính, thu và quản lý phí có nhiều điểm bất hợp lý và thiếu minh bạch. 

Theo đó, với cách gọi “đóng góp” chứ không gọi là phí trong Dự thảo khiến nhiều Hiệp hội và doanh nghiệp quan ngại khi thấy rằng khoản tiền lớn này sẽ là nằm ngoài ngân sách nhà nước, và có thể sẽ không chịu các quản lý theo luật phí và lệ phí, mà do Văn phòng EPR tự quyết định. 

Khi Văn phòng EPR thu tiền để tái chế thay cho doanh nghiệp thì rõ ràng Văn phòng EPR phải chịu trách nhiệm về việc tái chế đó, nhưng Dự thảo không có bất cứ quy định nào về việc nếu không hoàn thành trách nhiệm thì Văn phòng EPR có chịu trách nhiệm trước pháp luật không.

Vì vậy, với quy định này, các Hiệp hội quan ngại rằng doanh nghiệp phải nộp thêm khoản tiền này nhưng điều gì và cơ sở nào đảm bảo rằng môi trường sẽ đảm bảo hơn, sạch hơn. 

Liệu đây có giống chuyện đổi tên Trạm Thu Phí thành Trạm Thu Giá của Bộ Giao thông - Vận tải trước đây để né Luật Quản lý phí và lệ phí, bị dư luận phản đối mạnh nên cuối cùng phải bỏ?

Các Hiệp hội nhấn mạnh, việc doanh nghiệp nộp tiền để EPR làm thay việc tái chế, nhưng văn phòng EPR tự quản lý quỹ, quyết định thu chi mà không có quy định giám sát quản lý thì giống như việc hùn vốn cho 1 công ty gia đình mà cả Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và Thủ quỹ đều là người của gia đình đó cử ra. 

“Trong đời sống, dám hùn vốn như thế chỉ có người chơi hụi, nhà nước đã cấm hình thức này. Vậy tại sao Dự thảo lại bắt cả hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải làm”, đây chính là câu hỏi mà các Hiệp hội, doanh nghiệp mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ. 

Hiện tại, công thức tính phí là chưa rõ ràng, tỷ lệ tái chế bắt buộc 80-90% ngay lúc đầu của Dự thảo là quá cao, vì ngay cả Châu Âu lúc đầu cũng chỉ đạt 50-60%, rất khó thực thi, cần phải có lộ trình đầu tiên thấp, sau tăng dần.

Trên cơ sở đó, các hiệp hội đề nghị lùi lộ trình nộp phí tái chế đến 1/1/2025, vì nếu Nghị định áp dụng vào ngày 01/01/2022 thì doanh nghiệp sớm phải chịu thêm chi phí trong khi vẫn đang rất khó khăn để chống dịch, thêm vào đó là giá hàng hóa tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng đang rất khó khăn.

Đây là vấn đề chung được cộng đồng doanh nghiệp nhiều ngành hàng phản ánh, góp ý thời gian qua tại các hội thảo với Ban soạn thảo và các văn bản góp ý của nhiều hiệp hội, doanh nghiệp như Hiệp hội DN Châu Âu tại VN (EUROCHAM), Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản VN (VASEP), Hiệp hội DN Mỹ tại VN (AMCHAM), Hiệp hội Giấy & Bột giấy Việt Nam , Hiệp hội Nhựa Việt Nam  (VPA), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, Cty Canon Việt Nam….

Định Trần

Tin khác

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô
Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô