Harpo phục vụ xuyên suốt Tết Đinh Dậu 2017

Chủ nhật, 29/01/2017 19:58 PM - 0 Trả lời

Trước Tết Nguyên đán 02 tuần, các địa điểm kinh doanh của Tổng công ty tăng thêm giờ bán hàng phục vụ đến 21h30’, riêng ngày 28, 29 Tết mở cửa đến 22h00’ và căn cứ vào tình hình thực tế, ngày 30 Tết các địa điểm sẽ tiếp tục kéo dài thêm thời gian kinh doanh, bán hàng để phục vụ nhu cầu của người dân.

(CLO) Trước Tết Nguyên đán 02 tuần, các địa điểm kinh doanh của Tổng công ty Hapro tăng thêm giờ bán hàng phục vụ đến 21h30’, riêng ngày 28, 29 Tết mở cửa đến 22h00’ và căn cứ vào tình hình thực tế, ngày 30 Tết các địa điểm sẽ tiếp tục kéo dài thêm thời gian kinh doanh, bán hàng để phục vụ nhu cầu của người dân. 

[caption id="attachment_147800" align="aligncenter" width="670"]Báo Công luận Từ ngày mùng 4 Tết âm lịch tất cả các cửa hàng Hapro mở cửa bán hàng bình thường. (Ảnh Internet)[/caption]

Về các điểm bán: Ngày mùng 1 Tết: Tổng công ty có 05 địa điểm mở cửa phục vụ người dân: Ki ốt Bốn mùa bờ hồ; Nhà hàng Vườn Cà phê và Kem gốc si tại số 1 Lê Thái Tổ; Nhà hàng Long Vân tại số 3 Lê Thái Tổ; Nhà hàng Hoa Hồng số 6 Lê thái Tổ; Nhà hàng Đình Làng số 1 Lê Thái Tổ;

Từ ngày mùng 02 Tết: Ngoài 05 địa điểm mở cửa từ mùng 1 Tết, Tổng công ty mở cửa thêm 07 Siêu thị, Cửa hàng tiện ích để phục vụ thêm nhu cầu của người dân: CHTI Hapromart 19-21 Đinh Tiên Hoàng; CHTI Haprofood 68 Hàng Bông, CHTI Haprofood 24-26 Trần Nhật Duật; Siêu thị Hapromart C13 Thành Công; Siêu thị Hapromart Thanh Xuân; Siêu thị Unimart/Seika số 8 Phạm Ngọc Thạch; Siêu thị Unimart/Seika 51 Lê Đại Hành; Thời gian mở cửa phục vụ tại các địa điểm Siêu thị, CHTI trong 02 ngày 02 và 03 Tết là từ 9h00 đến 18h00.

Từ ngày mùng 4 Tết âm lịch tất cả các cửa hàng mở cửa bán hàng bình thường.

Tổng số các chuyến bán hàng Việt, đưa hàng về nông thôn, bán hàng lưu động dịp trước, trong và sau TếtTính đến hết tháng 12/2017, Tổng công ty đã hoàn thành 22 Phiên chợ Việt và 100 chuyến bán hàng lưu động với các nhóm mặt hàng chủ yếu là thực phẩm thiết yếu, mặt hàng bình ổn giá trên tại các khu vực ngoại thành Hà Nội để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân, cũng như góp phần phục vụ người dân vùng xa đón Tết.

Về địa điểm triển khai bán hàng bình ổn giá: Tổng công ty sẽ bố trí 133 điểm bán hàng bình ổn giá theo các tiêu chuẩn của Thành phố bao gồm 33 địa điểm trong hệ thống bán lẻ của TCT, 22 điểm bán hàng bình ổn qua hình thức phiên chợ Việt và 78 địa điểm bán hàng bình ổn qua hình thức bán hàng lưu động.

PV

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô