Hậu bầu cử Pháp: Không có 'tuần trăng mật' cho Tổng thống Macron

Thứ ba, 26/04/2022 16:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm thứ Hai vừa qua, Tổng thống Emmanuel Macron đã tái đắc cử, thậm chí giành được tỷ lệ phiếu khá áp đảo: 58,5% so với 41,5% của đối thủ cực hữu Marine Le Pen. Tuy nhiên, sẽ là quá sớm để ăn mừng và sẽ không có "tuần trăng mật" hay cả thời gian nghỉ ngơi cho ông Macron.

Cuộc đua vẫn chưa kết thúc!

Trước tiên, thực ra cuộc bầu cử Pháp vẫn chưa… kết thúc, dù rằng ông Macron đã chính thức trở thành vị tổng thống của quốc gia này thêm 5 năm nữa! Lý do vì vẫn còn một cuộc bỏ phiếu quan trọng nữa để ông Macron thực sự nắm toàn quyền lãnh đạo nước Pháp. Đó là cuộc bỏ phiếu trong quốc hội vào các ngày 12 và 19 tháng 6 tới đây.

hau bau cu phap khong co tuan trang mat cho tong thong macron hinh 1

Tổng thống Pháp không có nhiều thời gian để ăn mừng chiến thắng ở cuộc bầu cử Pháp 2022. Ảnh: Reuters

hau bau cu phap khong co tuan trang mat cho tong thong macron hinh 2

Khá đông người đã tham gia biểu tình tại Lyon sau khi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2022 được công bố. Ảnh: Reuters

hau bau cu phap khong co tuan trang mat cho tong thong macron hinh 3

Bà Le Pen dù thất bại, nhưng phe cực hữu có thể nói đã giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử năm nay. Ảnh: Europe 1

Jordan Bardella, một đồng minh thân cận của bà Le Pen, tuyên bố: “Bầu cử vẫn chưa kết thúc, cuộc bỏ phiếu lập pháp là vòng thứ ba"; đồng thời nói với cử tri: "Đừng để tất cả quyền lực vào tay Emmanuel Macron”. Ngoài ra, Jean-Luc Melenchon từ phe cánh tả, người đứng thứ ba trong cuộc bỏ phiếu vòng 1, cũng đã không ngừng gây sức ép lên ông Macron ngay sau khi vị tổng thống này tái đắc cử, khi thẳng thừng tuyên bố muốn giữ chức thủ tướng Pháp.

Có nghĩa, các đối thủ của ông Macron đang muốn giành được đa số phiếu trong quốc hội như một sự lật ngược tình thế, dù rằng trong các cuộc bỏ phiếu lập pháp gần đây của Pháp, đảng của tân tổng thống (hoặc tổng tống tái đắc cử) luôn giành được đa số ghế trong quốc hội.

Nhưng kết quả lần này có thể khác, khi mà đây là một trong những thời kỳ nhiều biến động nhất về chính trị của nước Pháp. Việc bà Le Pen, ứng viên cực hữu, tức theo chủ nghĩa dân túy, chút nữa tạo nên một "cơn địa chấn" trong giới chính trị phương Tây, phần nào đã nói lên tất cả. "Thực tế là có nhiều điều trong câu chuyện bầu cử Pháp hơn là chiến thắng của ông Macron", chiến lược gia Jane Foley của Rabobank FX cũng đã từng phải thừa nhận như vậy.

Việc giành được ít hơn 2 triệu phiếu bầu so với năm 2017 cũng cho thấy khó khăn của ông Macron trong 5 năm điều hành nước Pháp tiếp theo. Có thể nói, chính trường Pháp hiện đang bị thúc đẩy bởi ba lực lượng - đứng đầu là ông Macron, bà Le Pen và cánh tả Jean-Luc Mélenchon. Sự chia rẽ còn được thể hiện qua việc thậm chí có tới gần 30% người Pháp không đi bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu trắng trong cuộc bầu cử vừa rồi, tức không hài lòng với bất cứ đảng phái hay nhà lãnh đạo nào hiện tại.

Như vậy, vấn đề đã vượt ra cả ngoài chính trị. Nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Macron đã làm bùng nổ sự bất bình của một bộ phận không nhỏ dân chúng. Điều này diễn ra dưới nhiều hình thức, từ các cuộc biểu tình Áo vàng - một phong trào ban đầu chống lại việc tăng thuế nhiên liệu, sau đó đã lan rộng thành sự phản đối toàn diện đối với tổng thống - đến các cuộc chiến văn hóa và rồi cả những chính sách trong đại dịch Covid-19.

Rõ ràng, ông Macron tiếp tục đắc cử, nhưng đây không phải là một chiến thắng thực sự, chứ đừng nói đến một chiến thắng trọn vẹn của cả nước Pháp. Bản thân ông Macron cũng thừa nhận sau kết quả bầu cử rằng: “Nhiều người đã bỏ phiếu cho tôi, không phải vì những ý tưởng mà tôi đại diện, mà là để ngăn chặn những ý tưởng cực hữu".

Ông Macron còn nhiều việc phải làm

Nếu nhìn lại cuộc bầu cử vào năm 2002, tức chỉ cách đây 2 thập kỷ, người ta thấy rõ xã hội và nền chính trị Pháp đã thay đổi như thế nào. Đó là khi Jean-Marie Le Pen, cha của bà Marine Le Pen, đại diện cho phe cực hữu lọt vào vòng 2. Để rồi, ngay lập tức có tới một triệu người xuống đường biểu tình tại thủ đô Paris để đảm bảo ứng viên cực hữu theo chủ nghĩa dân túy và cực đoạn này không thể lên nắm quyền nước Pháp.

Kết quả là sau đó, nhờ cuộc biểu tình nói trên mà ông Jacques Chirac đã giành chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu áp đảo là 82%. Và có thể nói, đó là lần gần đây nhất mà người ta cảm nhận được một chiến thắng trọn vẹn cho cả nước Pháp.

hau bau cu phap khong co tuan trang mat cho tong thong macron hinh 4

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng đệ nhất phu nhân Brigitte Macron ăn mừng sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Pháp 2022. Ảnh: Reuters

Không thể phủ nhận, mọi thứ lần này trông rất khác. Khi con gái của ông Le Pen, bà Marine, lọt vào vòng hai cho cuộc bầu cử thứ hai liên tiếp vừa rồi thì đã không có điều gì xảy ra. Thậm chí, nó chẳng khiến cả một bộ phận người dân nào tỏ ra ngạc nhiên, chứ đừng nói đến bất bình hoặc đổ ra đường phản đối.

Người dân Pháp đã coi sự xuất hiện của phe cực hữu như một điều bình thường trong chính trị và xã hội lúc này, điều mà khó có ai có thể tưởng tượng được chỉ cách đây vỏn vẹn 20 năm. Và có thể nói, đó là một hệ quả từ sự bất ổn trong chính trường Pháp đã kéo dài nhiều năm qua.

Thực tế, việc ông Macron chiến thắng ở cuộc bầu cử 2017 cũng phản ánh sự mong manh của chính trường Pháp. Như đã biết, lúc đó Macron chỉ mới bước lên vũ đài chính trị, thậm chí còn đại diện cho một đảng phái hoàn toàn mới - Đảng Tiến bước (En Marche!), song đã vượt qua nhiều chính trị gia cựu trào và các đảng phái lâu đời để trở thành nhà lãnh đạo nước Pháp trẻ nhất sau Hoàng đế Napoleon.

Sự chia rẽ của nước Pháp càng lớn hơn sau đó khi mà chính ông Macron tiếp tục không đáp ứng được kỳ vọng. Năm năm cầm quyền của ông đã gây thất vọng cho những người đã hy vọng ông sẽ thực hiện đúng lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình: Trở thành tổng thống cho tất cả mọi người!

Hay nói cách khác, chính trị Pháp còn trở nên phân tán hơn sau nhiệm kỳ của ông Macron. Gần như mọi vấn đề trong xã hội đều được tranh luận một cách gay gắt, từ các khía cạnh văn hóa, Hồi giáo, nhập cư hay bản sắc dân tộc. 

Đó là lý do tại sao phe cực hữu, cũng như cả phe cánh tả được lãnh đạo bởi ông Jean-Luc Mélencho, đã tận dụng được cơ hội để trở thành lực lượng đối lập thực sự. Hay ngay cả Eric Zemmour, một chuyên gia truyền thông cũng đã trở thành chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn chỉ vì lập trường cực đoan về Hồi giáo và nhập cư.

Với những gì đang diễn ra, có thể nói Tổng thống Macron sẽ còn rất nhiều việc phải làm trong 5 năm điều hành nước Pháp tiếp theo. Ông rõ ràng không có thời gian nghỉ ngơi, cũng như khó có một “tuần trăng mật” sau chiến thắng.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

(CLO) Philippines đang phải đối mặt với mùa hè nóng bức gay gắt cùng với hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả việc học tập của học sinh.

Thế giới 24h
Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

(CLO) Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã tìm thấy thi thể một người di cư và đang tìm kiếm ít nhất 4 người khác mất tích sau khi tàu của họ chìm ngoài khơi đảo Samos vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn Israel tấn công thành phố biên giới Rafah ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công dự kiến ​​​​trong vài ngày tới có thể buộc phần lớn người dân Palestine phải chạy trốn khỏi vùng đất này.

Thế giới 24h
Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h
Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

(CLO) Chỉ huy hàng đầu của Ukraine hôm Chủ nhật (28/4) cho biết, quân đội Kiev đã rút lui khỏi ba ngôi làng ở chiến trường phía đông nước này bởi sức ép quá mạnh từ lực lượng đông đảo của Nga.

Thế giới 24h