(NB&CL) Ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, mang đến cơ hội để “Made in Viet Nam” chinh phục thị trường 500 triệu dân. Nhưng để vào được thị trường khắt khe này, doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận quy luật cuộc chơi “muốn đi xa… phải khỏe” hoặc chấp nhận “lùi một bước để tiến ba bước”.
Cơ hội nâng tầm cho nền kinh tế
TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI từng ví von một cô thợ may ở Hội An hoàn toàn có thể may quần áo rồi chuyển tới châu Âu hay một anh chàng trồng cà phê ở Tây Nguyên hoàn toàn có thể bán cho một người ở bên Pháp. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực cũng chính là cơ hội đã rộng mở, không chỉ cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn cho toàn xã hội. Thế nhưng, chất lượng và những yêu cầu từ thị trường khó tính này cũng một phần nào gây khó cho các sản phẩm Made in Viet Nam khi muốn tiến vào thị trường EU.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của thị trường trên toàn thế giới đã và đang tiệm cận đến những tiêu chuẩn khắt khe hơn. Ngay tại Trung Quốc, vốn được xem là thị trường dễ tính không chỉ riêng với hàng hoá Việt Nam mà là cả thế giới, nhưng gần đây đã yêu cầu chứng nhận xuất xứ nguồn gốc. Động thái này được ví như “đèn xi nhan” báo cho toàn thế giới biết, Trung Quốc đã “nâng cấp” tiêu chuẩn và buộc những mặt hàng của Việt Nam muốn thông quan phải tự “căn chỉnh” mình để đáp ứng yêu cầu của đối tác.
Thế nhưng những tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc chưa là gì so với thị trường EU, bởi khi đặt chân lên thị trường 500 triệu dân này thì những tiêu chí đó còn khắt khe hơn gấp bội.
Bởi lẽ, ngoài tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, thị trường EU còn “xét nét” cả quá trình sản xuất hàng hóa có… nhân văn hay không. Tức là trong quá trình sản xuất phải bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường. Nếu để thị trường 500 triệu dân này phát hiện hàng nhập khẩu đó tiếp tay cho sự không nhân văn, hủy diệt tài nguyên thì họ sẽ tẩy chay và khi đó hậu quả sẽ không lường trước được. Vì vậy, đây là sân chơi buộc cả chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam phải chơi rất chuyên nghiệp, nhân văn và minh bạch.
Theo các chuyên gia, Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội “đổi đời”, đầu tiên là Việt Nam được “đồng hóa” tiêu chuẩn với thị trường EU - vốn là một đối tác dẫn dắt thế giới và khó tính. Chưa kể, nếu chúng ta đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường này yêu cầu thì không chỉ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng mà ngay cả người dân cũng “bội thu”.
Không dừng lại ở đó, trong tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam còn xác định phải lọt vào 20 nền kinh tế có năng lực cạnh tranh hàng đầu thế giới, tức là phải vươn tới chuẩn của OECD... Như vậy, bắt tay với EU, Việt Nam sẽ có cơ hội để hiện thực hóa ước vọng của dân tộc.
Với góc nhìn của một nhà cố vấn, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, không chỉ xuất khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội được nhập khẩu nhiều dòng máy móc, thiết bị tốt hơn. Liên minh EU gồm những quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới với mức độ đầu tư công nghệ cao rất lớn.
Trong khi đó, Việt Nam thì đang khát khao phát triển theo công nghệ 4.0. Do đó, thị trường này vừa là nguồn cũng cấp cũng như là bạn hàng đầu tư lớn cho lĩnh vực này. “Nhập khẩu những sản phẩm công nghệ tiên tiến như vậy nó mới nâng được tầm của kinh tế Việt Nam lên và làm cho nền tảng kinh tế chúng ta tốt hơn, làm tăng nội lực cho Việt Nam”, bà Lan phân tích.
Muốn “đi xa” phải “khỏe”
Nhiều chuyên gia nhận định, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các sản phẩm điện tử, thủy sản và dệt may sẽ hưởng lợi lớn nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu.
Ngành may Việt Nam muốn được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA thì Chính phủ phải có kế hoạch đầu tư vào ngành dệt, nhuộm, hoàn tất để từng bước thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Thế nhưng, tại một Diễn đàn doanh nghiệp mới đây, đại diện ngành Dệt may - một ngành được kỳ vọng sẽ hưởng lợi “trọn gói” khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP May Hưng Yên cho biết, Hiệp định EVFTA tuy có hiệu lực từ tháng 8/2020 nhưng ngành Dệt may Việt Nam chưa được hưởng lợi ngay từ Hiệp định này.
Thậm chí có một số dòng sản phẩm còn bị tăng thuế cao hơn mức thuế hiện tại, rồi sau đó mới giảm. Còn hầu hết các dòng sản phẩm đều cần đáp ứng yêu cầu xuất xứ từ vải mới được hưởng thuế ưu đãi, trong khi đó nguồn nguyên liệu dùng cho may xuất khẩu chủ yếu nhập từ… Trung Quốc. Theo đó, hiện Trung Quốc đang là thị trường cung cấp nguyên liệu cho ngành may Việt Nam với số lượng, chất lượng, giá cả cạnh tranh nhất.
Trong điều khoản về quy tắc xuất xứ, nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc có thể được chấp nhận, nhưng lại không khả thi vì giá vải của Hàn Quốc cao hơn Trung Quốc khá nhiều. Với mức thuế được giảm trong 3 năm đầu khi vào thị trường EU không đủ bù cho phần chênh lệch về giá vải giữa 2 thị trường này. Vì thế vấn đề tăng lượng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam để xuất khẩu vào châu Âu là không nhiều. Thậm chí, rất hiếm các doanh nghiệp thực hiện.
Theo ông Dương, May Hưng Yên đang có tỷ lệ xuất khẩu vào châu Âu khoảng 20% tổng kim ngạch hằng năm (khoảng 15 triệu USD). Sau hiệp định EVFTA cũng khó có thể tăng được tỷ lệ này vì sức mua thị trường EU đã được dự báo là giảm khá sâu. Do đó, doanh nghiệp “đi xa” hơn thì trước tiên “phải khỏe”, vì vậy trước mắt cần vực dậy thị trường nội địa. Nội lực khỏe thì mới có thể vươn ra cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Để giải quyết thực trạng này, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, việc thúc đẩy cơ chế xây dựng các Khu công nghiệp Dệt may có xử lý nước thải hiện đại, để chu trình dệt - nhuộm - may hoàn tất được kỳ vọng sẽ đóng góp vào nguồn cung toàn cầu và giảm bớt phụ thuộc nhập khẩu. Giải được bài toán nguyên liệu thì doanh nghiệp Dệt may Việt Nam mới tận dụng được tối đa ưu đãi từ EVFTA và những Hiệp định Thương mại khác.
Tình huống “trớ trêu” của ngành Dệt may chỉ là một ví dụ đơn cử trong vô vàn doanh nghiệp Việt Nam đang trong tâm thế “bị động” ở cuộc chơi EVFTA.
Chẳng hạn như Gạch Thạch Bàn vốn là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới nhưng hiện giờ rào cản mà họ đang gặp phải là hạ tầng để chuyển đổi số. Hay như nông sản dù dặt chân xuống “xứ người” rồi vẫn phải ngậm ngùi quay về vì cả lô hàng chẳng may dính một vài sản phẩm vượt ngưỡng dư lượng bảo vệ thực vật cho phép.
Hiến kế “phá băng” những rào cản này, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, thay vì mất ăn mất ngủ “bám càng” EVFTA, tại sao doanh nghiệp Việt Nam không quan tâm đến thị trường nội địa hơn. Nếu chúng ta chú trọng phục vụ thị trường nội địa một cách đàng hoàng và chuyên nghiệp thì không cần mang chuông vẫn gõ vang xứ người.
Đó là cách đổi thay từ trứng nước thì câu chuyện hóa rồng cho doanh nghiệp Việt Nam cũng không quá xa xôi, nhất là Hiệp định EVFTA như một “bàn đạp” đưa Made in Viet Nam chinh phục thị trường EU.
Đại diện một doanh nghiệp Dệt may cho biết, nguyên tắc để hàng dệt may Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA yêu cầu vải phải được dệt tại Việt Nam hoặc EU và cắt may tại Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất chưa minh bạch được vấn đề về vùng nguyên liệu - Vấn đề này chính là “tử huyệt” không chỉ riêng ngành Dệt may Việt Nam mà còn là “đại họa” nếu doanh nghiệp không tuân thủ luật chơi khi tham gia Hiệp định EVFTA.
(CLO) Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.
(CLO) Trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ đang cận kề, Đảng Dân chủ và chiến dịch của bà Kamala Harris đã lên kế hoạch phản ứng nhanh nếu ông Donald Trump cố gắng tuyên bố chiến thắng quá sớm.
(CLO) Về chuyển đổi các hạng mục A2, A3, A4 sang nhà ở xã hội cho thuê, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu khẩn trương thực hiện lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, tổ chức thẩm định, trình HĐND Thành phố xem xét, thông qua chủ trương đầu tư tại phiên họp đầu năm 2025.
(CLO) Ngày 1/11, cô bé người làng Nủ - Mông Hoàng Thảo Ngọc (11 tuổi) đã được ra viện để tiếp tục học tập và đoàn tụ với gia đình sau 50 ngày cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Câu chuyện, sự hồi sinh kỳ diệu của em Hoàng Thảo Ngọc cho thấy sức sống mãnh liệt của con người, sự hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa thiên nhiên do bão Yagi gây ra.
(CLO) Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh lần thứ 5 thu hút 43 đội tham gia, với màn rượt đuổi đầy gay cấn trên đường đua dài 2.000m.
(CLO) Dự án mở rộng đường Tam Trinh (Hoàng Mai) sau gần 8 năm đình trệ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng hiện đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ. Người dân không chỉ mong chờ một tuyến đường rộng rãi, thông thoáng hơn, mà còn đặc biệt kỳ vọng dự án sẽ được đảm bảo đúng tiến độ, sớm hoàn thành để cải thiện giao thông và cuộc sống hàng ngày.
(CLO) Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024 diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, đậm đà bản sắc các dân tộc.
(CLO) Từ một khu đất chỉ có bùn và rác, bãi bồi chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) đã được “hồi sinh”, thu hút nhiều người dân và du khách tới ngắm hoa, check-in mỗi ngày.
(CLO) Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự kiến sẽ đưa vào vận hành chính thức và bắt đầu thu phí trong tháng 12/2024.
(CLO) Real Madrid bắt đầu mở cuộc đàm phán chiêu mộ Florian Wirtz khi Bayer Leverkusen từ chối bán người cho Bayern Munich. Chủ tịch Florentino Perez coi Wirtz là mục tiêu ưu tiên cho kỳ chuyển nhượng mùa hè sắp tới.
(CLO) Văn phòng UBND Thành phố vừa có Văn bản số 506/TB-VP thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố tại cuộc họp về tình hình triển khai một số dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Đối tượng Đinh Văn Hùng (SN 1983) trú tại xã Hóa Tiến (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) vận chuyển 18 nghìn viên ma túy tổng hợp dạng hồng phiến, với trọng lượng gần 2kg, bị lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình bắt giữ.
(CLO) Sau khoảng thời gian tạm ngừng, cảng hàng không Liên Khương chào mừng hãng hàng không AirAsia khai thác trở lại đường bay Đà Lạt (Lâm Đồng) - Kuala Lumpur (Malaysia) và ngược lại với tần suất 4 chuyến/tuần.
(CLO) Bộ trưởng Nội vụ Pháp cho biết vụ xả súng tại một nhà hàng đã dẫn đến một cuộc ẩu đả giữa hàng trăm thành viên của các băng nhóm đối thủ trong đêm ở thành phố Poitiers.
(CLO) Sáng 2/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố các quyết định luân chuyển, điều động 19 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 2 năm 2024.
(CLO) Giá vàng tăng 40% sau 18 tháng, đánh dấu một chu kỳ ổn định mới giữa bối cảnh bất ổn tài chính và chính trị toàn cầu, mở ra câu hỏi: Cơ hội đầu tư hay rủi ro?
(CLO) Slovakia bác bỏ tin tức về thỏa thuận nhập khẩu 12-14 tỷ mét khối khí đốt từ Azerbaijan, trong bối cảnh châu Âu tìm nguồn thay thế Nga qua Ukraine.
(CLO) Ukraine chuẩn bị chuyển mình với thỏa thuận khí đốt châu Âu-Azerbaijan mới, loại Nga khỏi nguồn cung, đe dọa 20% GDP Nga từ năng lượng, khi hợp đồng hiện tại hết hạn.
(CLO) Giá chỉ từ 24-25tr/m2, chiết khấu lên tới 18% và nhận nhà sau 8 tháng. Chính sách ưu đãi khi mua căn hộ tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam chỉ kéo dài tới 24/11 khiến cuộc đua sở hữu BĐS tại đây đang nóng hơn bao giờ hết.
Giá vé máy bay tăng đột biến, cháy phòng nghỉ, hết vé tàu,… là tình trạng đang diễn ra tại Luang Prabang, Lào do một lượng lớn vận động viên quốc tế tham dự Viettel Marathon - giải chạy đường bằng đầu tiên có cự ly full marathon 42,195km diễn ra tại đây.
Sở hữu sân bay Quốc tế Cam Ranh và kết nối thuận tiện đến sân bay quốc tế Long Thành qua cao tốc phía Đông đang giúp địa phương khẳng định vị thế vững chắc trên bản đồ du lịch Việt.
(CLO) Nga và Cuba có một số điều kiện nhất định để tăng khối lượng thương mại và đa dạng hóa danh mục sản phẩm, bất chấp cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong nền kinh tế Cuba, Đại diện Thương mại Nga tại Cuba Sergey Baldin nói với TASS.
(CLO) Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), bất chấp tác động của giá vàng cao, các yếu tố theo mùa đã thúc đẩy nhu cầu trang sức vàng tăng trở lại theo quý trong thị trường Trung Quốc từ tháng 7 đến tháng 9.
(CLO) Chatbot AI của Elon Musk, Grok, đã đưa ra bảy cách mà thất bại của Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2024 có thể ảnh hưởng đến CEO công nghệ này.