H&M công nhận bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp giữa làn sóng tẩy chay tại Trung Quốc

Thứ bảy, 03/04/2021 15:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giới chức Trung Quốc cho biết H&M đã đồng ý thay đổi “bản đồ có vấn đề” mà hãng thời trang này từng đăng tải trên website sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan nước này.

H&M là thương hiệu thời trang bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại thị trường Trung Quốc sau tuyên bố không sử dụng bông Tân Cương. Ảnh: SCMP.

H&M là thương hiệu thời trang bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại thị trường Trung Quốc sau tuyên bố không sử dụng bông Tân Cương. Ảnh: SCMP.

Trong tuần này, giữa làn sóng tẩy chay mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc, H&M lại tiếp tục hứng chỉ trích dư luận sau khi cư dân mạng phát hiện thương hiệu thời trang Thụy Điển này từng đăng tải bản đồ nước này trên website của hãng (hm.com) nhưng không hiển thị đường lưỡi bò.

Ngay sau đó, Cục Quy hoạch và Quản lý tài nguyên Thành phố Thượng Hải đã triệu tập đại diện nhãn hàng này đến làm việc cùng Văn phòng Thông tin mạng thành phố do nhận được phản ánh từ người dân.

Theo Global Times, tại buổi làm việc, cơ quan quản lý thành phố Thượng Hải đã đề nghị phía H&M tìm hiểu rõ về bản đồ, tuân thủ luật an ninh mạng và các quy định liên quan của Trung Quốc và đề nghị hãng sửa lại bản đồ trên trang website do “bản đồ có vấn đề”.

Cho đến hôm 2/4, các cơ quan quản lý Trung Quốc thông báo H&M đã chấp nhận đề nghị và  thay đổi “bản đồ có vấn đề” trên trang trực tuyến của hãng. Trong thông báo của chính quyền thành phố Thượng Hải không nêu rõ về yêu cầu những thay đổi.

Tuy nhiên, theo một vài nguồn thạo tin, cho biết không chỉ riêng H&M, mà cả các nhãn hàng khác, hiện cũng chịu áp lực phải thay đổi bản đồ trên đó hiển thị đầy đủ các khu vực mà chính phủ nước này tuyên bố chủ quyền và các khu vực tranh chấp nhạy cảm khác (trong đó có đường lưỡi bò phi pháp ở Biển Đông) trên các trang website.

Động thái này diễn ra giữa bối cảnh thương hiệu thời trang bán lẻ Thụy Điển đứng trước sức ép bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay sau khi Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada và Anh áp đòn trừng phạt lên Trung Quốc sau cáo buộc "lao động cưỡng bức" tại khu tự trị Tân Cương, khiến Bắc Kinh cũng ngay lập tức đáp trả.

Lời cảnh báo của Bắc Kinh

 H&M bị xóa khỏi các ứng dụng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc. Ảnh: Getty.

 H&M bị xóa khỏi các ứng dụng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc. Ảnh: Getty.

Các thương hiệu thời trang bị Trung Quốc cảnh báo bao gồm H&M, Nike, Burberry, Adidas và Uniqlo sau khi những hãng này đưa tuyên bố không dùng bông Tân Cương kể từ hồi tháng 3/2020 vì lo ngại về các báo cáo “lao động cưỡng bức” tại khu tự trị này.

Trước lời kêu gọi của Liên đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Trung Quốc tuần trước, các thương hiệu này, đặc biệt là H&M đã hứng làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng nước này, thậm chí các sản phẩm của H&M đã biến mất trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc và các bản đồ trực tuyến không hiển thị các cửa hàng của hãng này. Hàng chục người nổi tiếng Trung Quốc đã chấm dứt hợp đồng với các thương hiệu nước ngoài này.

Tân Cương từ lâu đã là một vấn đề chính trị nhạy cảm trong quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây.

Bắc Kinh sử dụng quyền tiếp cận thị trường tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc như một đòn bẩy để gây áp lực buộc các nhãn hàng nước ngoài phải có cách xử lý “thích hợp”.

Vào tối hôm 24/3, ngay sau khi các sản phẩm bị loại khỏi các trang mua sắm trực tuyến của Trung Quốc, đại diện H&M tại Trung Quốc đã khẳng định trong một thông báo rằng tập đoàn sẽ luôn duy trì các nguyên tắc cởi mở và minh bạch trong việc quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, tập đoàn cũng không đại diện cho bất kỳ quan điểm chính trị của bất kỳ quốc gia nào.

Tập đoàn H&M luôn tôn trọng người tiêu dùng tại Trung Quốc. Chúng tôi cam kết đầu tư và phát triển lâu dài tại đây”, một đoạn trích trong thông báo của H&M tối hôm 24/3.

                                                                                                                           Hương Vũ

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp