Hoa sữa - Khi tình yêu trở thành nỗi khổ sở ám ảnh

Thứ sáu, 01/12/2017 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những ngày này, hoa sữa đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, nhiều gia đình. Mật độ mùi hoa sữa dầy đặc khắp thành phố khiến người ta thấy đau đầu nhức óc nhiều hơn là mùi hương dìu dịu, cảm giác nồng nàn yêu đương lúc giao mùa.

Báo Công luận

Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm

Có lẽ nào anh lại quên em

Có lẽ nào anh lại quên em...”

Người ta nói, trong tất cả các bài hát về Hà Nội, “Hoa sữa” của Hồng Đăng là một bài hát kì lạ. Kì lạ nhất là trong bài không có từ nào nhắc đến Hà Nội nhưng mỗi khi giai điệu ấy cất lên, người ta biết ngay đây là bài hát về thành phố này.

Sau này, khi bài hát đã trở nên thân thuộc, có lần Hồng Đăng thú nhận, trước khi sáng tác bài “Hoa sữa”, ông chưa từng thấy loài hoa này lần nào. Cũng dễ hiểu thôi, đâu phải nàng thơ nào cũng là một dáng kiều có thật trong những vần thơ.

Và thế là, cứ mỗi khi Hà Nội đến mùa chim làm tổ, giai điệu “có lẽ nào... có lẽ nào...” lại được cất lên như phụ hoạ cho mùi hương nồng nàn ấy.

Nhưng rồi, có những lúc, kể cả những người yêu Hà Nội và bài hát kì diệu ấy nhất cũng phải tự hỏi: Không hiểu, nếu nhạc sĩ Hồng Đăng được tận hưởng mùi hoa sữa, được chìm đắm trong nồng nàn ấy, thì ông có sáng tác ra bài hát này?

Thường thường hàng năm, cứ độ cuối thu đầu đông, khi nắng không còn gắt gỏng như mùa hạ, trời cũng chưa đủ rét xuýt xoa, hoa sữa lại nở, toả ra mùi hương nhè nhẹ.

Người ta bảo, kí ức về mùi là thứ kí ức khó phai nhạt nhất trong trí óc con người. Những lúc này, chẳng may đi lạc giữa trời đêm, dưới sương lạnh, mùi phảng phất của hoa sữa chắc chắn sẽ đánh thức trí nhớ về những sâu kín tình yêu thuở đôi mươi.

Và thế là, người ta lại bắt hoa sữa phải gánh thêm trách nhiệm về việc làm trái tim thêm một lần xao xuyến.

Nhưng giá như... Lại là chuyện “giá như...” trong tình yêu. Giá như hoa sữa cứ mỏng mảnh và phảng phất như vậy....Giá mỗi phố chỉ có một cây hoa sữa... Nhưng không. Người ta trót yêu hoa sữa đến nỗi mang hoa sữa đi trồng cả khu, cả phố, cả thành phố. Mỗi độ giao mùa, cả thành phố lại tràn ngập mùi hương của tình yêu.

Như một lẽ tự nhiên, tình yêu từ chỗ xao xuyến trong một ánh nhìn trộm đã lớn lên thành vồ vập chiếm đoạt. Cái e ấp cái thuở “yêu nhau đứng ở đằng xa, con mắt liếc lại bằng ba đứng gần” đã bị thay thế bằng thứ tình yêu cuồng nhiệt và chiếm hữu.

Ái biệt ly - yêu nhau mà không đến được với nhau là một trong những thống khổ mà con người bị đày đoạ. Nhưng vì được yêu quá cứ day dứt nhau thì cũng là nỗi khổ mà cõi người phải chịu.

Người ta yêu hoa sữa đến nỗi phải trả giá cho tình yêu ấy. Khi nồng nàn trở trên ám ảnh, tất cả đều muốn hoa sữa phải chết. Người ta tự biến mình thành Othello sẵn sàng đâm một nhát dao vào ngực nàng “Desdemona hoa sữa”.

Chỗ này, chỗ khác, thỉnh thoảng người ta công khai ra mặt đòi “thảm sát” hoa sữa. Người ta sẵn sàng bứng đi điều mình đã tin và yêu, để tìm một điều thay thế. Có lẽ khi ấy, người ta đã để hoa sữa đặt bước chân đầu tiên vào sợi dây kiên nhẫn cuối cùng của mình. Còn gì đau đớn hơn tình yêu biến thành nỗi hận thù?

Người ta bảo: Khi kết thúc hãy nhớ lại lí do để bắt đầu. Nhưng lúc này có lẽ chẳng ai nhớ đến ngày đầu tiên đã yêu hoa sữa thế nào.

Cuộc đời càng hiện đại, con người ngày càng đi xa hơn, khám phá sự sống ở hàng triệu tinh cầu trong vũ trụ hay lặn sâu hàng chục nghìn mét dưới đáy đại dương tìm ra những sinh vật mới... nhưng càng thông tuệ, dường như con người ta càng khó lý giải được chính mình: Hoa sữa - tôi yêu lắm nhưng xin đừng là hoa sữa. Không ai lý giải được vì sao tôi yêu hoa sữa nhưng lại muốn hoa sữa phải chết.

Mà trong tình yêu này, hoa sữa đâu có lỗi.

Tử Hưng

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn