Học sinh mệt mỏi vì đeo khẩu trang, tấm kính chắn giọt bắn cả ngày trên lớp

Thứ ba, 05/05/2020 23:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc đeo khẩu trang ở các trường học vẫn nặng tính hình thức, không hiệu quả trong việc phòng bệnh nhưng gây mệt mỏi, áp lực cho học sinh và giáo viên.

Sự kiện: khẩu trang

Đeo khẩu trang mệt lả vì nắng nóng

Học sinh cả nước đang đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ dịch Covid -19. Tuy nhiên việc tổ chức học tập đang gặp khó vì  các quy định về giãn cáchđeo khẩu trang bắt buộc.

Đặc biệt, hai ngày hôm nay thời tiết nắng nóng khiến việc đeo khẩu trang của học sinh và giáo viên là một thách thức quá lớn không khác nào "cực hình".

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, nhiều nơi học sinh thực hiện  miễn cưỡng, đối phó vì không thể duy trì thường xuyên cả 4-5 tiết học trong thời tiết nóng bức.

Những lớp học đông đúc, trời nắng nóng thì việc đeo khẩu trang cả ngày là một thách thức rất lớn đối với học sinh (ảnh minh họa - nguồn TL).

Những lớp học đông đúc, trời nắng nóng thì việc đeo khẩu trang cả ngày là một thách thức rất lớn đối với học sinh (ảnh minh họa - nguồn TL).

Chia sẻ về việc phải đeo khẩu trang trên lớp, em Nguyễn H. T, học sinh lớp 12, ở Hà Đông, Hà Nội cho biết, việc đeo khẩu trang được các bạn trong lớp thực hiện đối phó. Thời gian đầu buổi học, khi vừa đến trường các bạn có đeo, còn sau đó mệt quá, khó thở nên bạn nào cũng tháo ra. Đến khi cô giáo nhắc nhở mới đeo lại nhưng cũng chẳng được lâu, rồi tháo ra để thở.

Trong phòng học, điều hòa bật cả ngày vì thời tiết nắng nóng. Còn nếu bắt đeo khẩu trang và không bật điều hòa chắc “biểu tình” hết chứ chịu không được vì quá nóng. “Học sinh đã mệt, cô thầy còn mệt hơn vì vừa dạy vừa thở. Nhưng sợ kỷ luật nên các thầy cô vẫn đành phải đeo cả ngày” – em Nguyễn H. T chia sẻ.

Cùng chung tâm lý sợ đeo khẩu trang, em Ngô Duy Quang đang học lớp 12 của một trường ở quận Nam Từ Liêm cho rằng, thông tin trên báo chí phản ánh việc tuân thủ nghiêm ngặt đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách là diễn hết. Vì khi các nhà báo về thì trong lớp các bạn lại nói chuyện ồn ào, điều hòa bật lên để làm mát.

Học sinh lớp 12 đã vậy, đối với học sinh cấp 1, cấp 2 việc đeo khẩu trang cả ngày là thử thách nhiều hơn gấp bội. Thậm chí, ở những vùng nông thôn không có điều hòa, quạt còn hư hỏng thì còn khổ sở hơn nhiều. Cô H. giáo viên tiểu học tại Thái Nguyên chia sẻ, lớp học chỉ có quạt, không có điều hòa, học sinh nhỏ tuổi đeo khẩu trang cả ngày thực sự quá mệt cho các em. “Sợ các cô thì các em đeo nhưng cứ kéo dài mãi là sẽ phát sinh nhiều vấn đề” – cô H. nói.

Những bức ảnh đẹp về đeo khẩu trang chỉ phản ánh được một góc cạnh của tình hình đeo khẩu trang tại trường học hiện nay (ảnh minh họa - nguồn TL).

Những bức ảnh đẹp về đeo khẩu trang chỉ phản ánh được một góc cạnh của tình hình đeo khẩu trang tại trường học hiện nay (ảnh minh họa - nguồn TL).

Hiện nay, các trường làm việc 8 tiếng, việc phải dạy học hai buổi, đeo khẩu trang cả ngày khiến các cô rất vất vả. Mới đi làm ngày thứ 2 nhưng nhiều cô đã kêu mệt, nếu kéo dài sẽ phát ốm.

Thực hiện quy định giãn cách, chia lớp học thành hai buổi nên giáo viên phải dạy cả ngày. Tới đây, nếu không thay đổi thì đa số giáo viên trong trường phải dạy 30 tiết/ tuần. Thậm chí, có giáo viên phải đảm nhận 48 tiết/ tuần.

Việc giãn cách 1,5 m theo cô H. là không khoa học vì học sinh tiểu học ngồi tại chỗ khi có cô giáo trong lớp. Còn ra chơi các em lại xúm lại gần nhau. Nếu nhốt trong lớp suốt ngày không cho ra chơi là quá khổ với học sinh vì đang tuổi hiếu động.

“Nếu đi học nhưng bắt thực hiện giãn cách mỗi học sinh 1,5 m thì nên cho nghỉ tiếp khi nào thật an toàn hãy cho học sinh đi học. Buộc đeo khẩu trang cả ngày, giáo viên giảng bài học sinh nghe không rõ. Học sinh nói, cô giáo cũng nghe không rõ. Do khẩu trang bịt kín miệng” cô H. nói.

Trong khi cô X., giáo viên THCS ở Hậu Lộc, Thanh Hóa cho biết, đến nay việc phòng dịch không còn nghiêm túc như buổi đầu. Ngay cả công tác đo nhiệt độ còn không thực hiện nghiêm túc thì những việc như đeo khẩu trang là không thể thực hiện bình thường. Trời nắng, nhiều phòng học quạt hư hỏng nên rất nóng.

Đeo khẩu trang vẫn còn hình thức, ít hiệu quả

Chị Nguyễn Quỳnh Anh có con đang theo học lớp 12 ở Hoàn Kiếm, Hà Nội cho rằng, đeo khẩu trang nơi công cộng là đúng. Tuy nhiên, đeo khẩu trang suốt cả ngày tại lớp học thì rất vất vả cho học sinh và giáo viên trong thời tiết nắng nóng.

Giờ đây, đến công sở nhiều nơi không thực hiện đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách. Người lớn làm việc trong phòng điều hòa còn không  thực hiện quy tắc đeo khẩu trang thì học sinh, giáo viên làm sao có thể thực hiện nghiêm túc.

Đồng quan điểm, anh Trần Bá Dương ở Đống Đa, Hà Nội nêu quan điểm, không nên quá chủ quan nhưng cũng không được cực đoan trong phòng dịch. Nguyên tắc phòng dịch là phát hiện sớm và cách ly. Nước ta đã thực hiện giãn cách xã hội, đến nay 19 ngày không có ca bệnh phát sinh từ cộng đồng nên mới cho trẻ đi học trở lại.

Bắt học sinh vừa đeo khẩu trang lại đeo tấm kính chống giọt bắn là quá khổ cho các em (ảnh nguồn internet).

Bắt học sinh vừa đeo khẩu trang lại đeo tấm kính chống giọt bắn là quá khổ cho các em (ảnh nguồn internet).

Cho trẻ đi học trở lại là do tình hình dịch Covid -19 đã an toàn chứ không phải thí điểm mạo hiểm để trẻ sống chung với dịch bệnh. Do đó, các biện pháp phòng tránh cũng không nên quá cực đoan, cần tính toán khoa học để đảm bảo sức khỏe và công tác học tập. “Tôi thấy việc buộc trẻ mầm non, tiểu học đeo kính chắn giọt bắn là việc làm cực đoan, nguy hiểm. Mọi việc không chủ quan nhưng không đến mức tệ hại đến thế", anh Dương nói.

Cũng liên quan đến vấn đề này, bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho rằng, cần theo dõi một vài tuần xem diễn biến dịch nếu không có ca mới thì nên nới việc đeo khẩu trang trong lớp. Còn các tiếp xúc xã hội thì vẫn nên đeo. Trong khi GS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho rằng, không nên quá cứng nhắc đối với việc đeo khẩu trang trên lớp.

Đối với giáo viên đứng giảng trên bục giảng, cách học sinh 2 m thì không cần đeo khẩu trang. Vì khoảng cách đó đã đảm bảo an toàn. Do đó, cần thiết phải áp dụng linh hoạt quy định này. Việc dạy học hai buổi, có giáo viên phải dạy 6 đến 8 tiết/ ngày mà đeo khẩu trang là không thể thực hiện.

“Giáo viên chỉ đeo khẩu trang khi lại gần học sinh, hướng dẫn học tập, còn đứng khoảng cách 2m thì không cần thiết” – GS Thái Văn Thành nhấn mạnh.

Qua trao đổi với học sinh và giáo viên có thể thấy đi học, đeo khẩu trang cả ngày trên lớp rất khó chịu. Đến nay, việc đeo khẩu trang rất hình thức mang tính đối phó không còn mang ý nghĩa phòng bệnh.

Trong khi cấp lãnh đạo nhiều nơi thường báo cáo rất hay, thực hiện rất nghiêm. Thậm chí xem việc đeo kính chống giọt bắn ở trẻ mầm non, tiểu học như một thành tích phòng dịch. Do đó, cần thiết phải tính toán và điều chỉnh một cách cẩn trọng.

Không có quy định bắt buộc đeo tấm chắn giọt bắn

Ngày 5/5, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, các phóng viên nêu thực tế, học sinh đi học được khuyến cáo thực hiện giãn cách xã hội. Có địa phương cho học sinh đeo tấm chắn giọt bắn để tránh dịch Covid-19. Thực tế, việc này gây nhiều khó khăn khi thực hiện. Vậy Bộ GD&ĐT có giải pháp gì về vấn đề này?

Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT- ông Nguyễn Hữu Độ cho biết, việc thực hiện quy định an toàn trường học là căn cứ vào Bộ Y tế đánh giá. Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo ngày 21/4 gửi Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để hướng dẫn đảm bảo an toàn.

Dựa trên cơ sở khuyến cáo của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản 1398, 1467 cụ thể tiêu chí đánh giá một nhà trường an toàn. Cụ thể là có 15 tiêu chí để đánh giá mức độ an toàn.

Có các tiêu chí bắt buộc là giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, có nước rửa tay, khử khuẩn, không tổ chức các hoạt động tập thể…Trong đó không có tiêu chí nào là đeo tấm kính chắn giọt bắn.

Minh Triết

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục