Học sinh ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn giữ được nề nếp, con người hào hiệp, phóng khoáng

Thứ hai, 27/02/2023 19:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 27/2, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL trong 10 năm qua đã có bước tiến, bứt phá với nhiều kết quả quan trọng.

hoc sinh o dong bang song cuu long van giu duoc ne nep con nguoi hao hiep phong khoang hinh 1

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (ảnh TL).

“Căn cứ vào minh chứng các số liệu có thể khẳng định, ĐBSCL đã thoát khỏi “vùng trũng” về giáo dục. Giờ không thể nói ĐBSCL là “vùng trũng” về giáo dục nữa, thậm chí còn có những điểm khả quan, đáng mừng”, Bộ trưởng nói.

Một trong những điểm theo Bộ trưởng rất đáng mừng là tuy chỉ số cơ sở vật chất, huy động trẻ đến trường, tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày đang còn rất khó khăn, song chất lượng giáo dục phổ thông của vùng ĐBSCL rất khả quan khi đứng thứ 2 trên 6 vùng của cả nước.

Những kết quả giáo dục đạt được trước thách thức và khó khăn về cơ sở vật chất, về giáo viên, và về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục khác của vùng cho thấy sự cố gắng vượt lên trên khó khăn của các địa phương, nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cho thấy “chất” của giáo dục vùng ĐBSCL - không màu mè, ít hình thức, kết quả được thể hiện ở các chỉ số giáo dục cụ thể.

Chỉ rõ hàng loạt khó khăn của giáo dục ĐBSCL hiện nay như: đứng trước thách thức kép vừa phát triển cùng cả nước, vừa củng cố, bù đắp cho các điều kiện đảm bảo tối thiểu, nền tảng, cơ bản của giáo dục; cần có đủ trường lớp, thu hút học sinh tới trường, giảm tỷ lệ mù chữ;

Yêu cầu gay gắt về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong 2 năm 2023-2024 … song, Bộ trưởng cũng chỉ ra những điểm là ưu thế, thuận lợi của vùng trong phát triển giáo dục.

Cụ thể, đó là lợi thế của một vùng kinh tế được dự báo sẽ có sự phát triển năng động trong tương lai, qua đó sẽ cải thiện điều kiện về hạ tầng cho giáo dục và đào tạo; là sự quan tâm, quyết tâm của chính quyền địa phương và đội ngũ nhà giáo.

Một thuận lợi nữa cũng được Bộ trưởng nhấn mạnh với giáo dục ĐBSCL, đó là việc học sinh ở đây còn giữ được nề nếp, con người hào hiệp, phóng khoáng.

Những thông tin về vi phạm đạo đức, bạo lực học đường có chỉ số thấp… “Khó khăn chồng chất, thách thức rất nhiều nhưng cần có cái nhìn lạc quan về giáo dục ĐBSCL. Với cái nhìn đó, giáo dục sẽ đi con đường riêng bằng niềm tự hào và tìm ra được điểm mạnh”.

Trao đổi với các địa phương vùng ĐBSCL về những việc cần làm trong thời gian tới, Bộ trưởng Sơn đề cập tới các nhóm công việc và giải pháp tổng thể về đầu tư cơ sở hạ tầng; trong đó cấp bách là kiên cố hóa trường lớp, đầu tư trang thiết bị, phòng học bộ môn.

Với quan điểm “Không dồn cho bằng được nhưng không để phân tán quá”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý, việc quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường học cần có phương án phù hợp với khu vực địa hình sông nước, chia cắt như ĐBSCL, khi xây dựng trường học, cần chọn những mẫu trường học phù hợp với địa hình, hướng đến mô hình gần gũi với thiên nhiên.

“Đối với ĐBSCL, chúng ta cần phải đặt mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí là một yêu cầu đặc thù, thiết thân.

Với tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ người chưa được huy động đến trường, tỷ lệ người chưa thiết tha với việc đi học còn cao và với tỷ lệ vào đại học thấp… câu chuyện nhấn mạnh nâng cao dân trí là việc quan trọng.

Sau đó mới tính đến nhân lực chất lượng cao”, Bộ trưởng nêu rõ, đồng thời cũng cho rằng, vấn đề của ĐBSCL lúc này còn là phát triển hệ thống các trường đại học và tăng tỷ lệ học đại học.

Cho rằng, mỗi tỉnh/thành phố vả cả vùng ĐBSCL tuy có vấn đề chung nhưng tình hình khác nhau, có địa phương thuận lợi, cũng có địa phương khó khăn, Bộ trưởng lưu ý các địa phương tập trung phối hợp với Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành để đề xuất chính sách đầu tư, khắc phục những khó khăn, đưa giáo dục của cả vùng cùng tiến với tốt độ tốt hơn trong giai đoạn tới.

Bộ trưởng cũng cho biết, sau Hội nghị này, Bộ GD&ĐT sẽ xác định hàng loạt việc phải làm nhằm tăng cường sự quan tâm tới giáo dục và đào tạo khu vực ĐBSCL. “Khó khăn còn nhiều, thách thức lớn nhưng hoàn toàn có thể lạc quan, tính trước hướng phát triển của giáo dục ĐBSCL trong thời gian tới”, Bộ trưởng chia sẻ, đồng thời bày tỏ tin tưởng toàn vùng sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn để đưa giáo dục và đào tạo ĐBSCL phát triển.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề

Muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề

(CLO) Theo chuyên gia, yêu cầu chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đã khẳng định, nghề giáo không phải là một hoạt động nghiệp dư nữa mà là một hoạt động chuyên nghiệp và giáo viên trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp.

Giáo dục
Thí sinh lưu ý các mốc thời gian trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thí sinh lưu ý các mốc thời gian trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 tổ chức vào cuối tháng 6, thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 dự kiến vào 8h ngày 17/7.

Giáo dục
Khi nào chứng chỉ hành nghề nhà giáo bị thu hồi?

Khi nào chứng chỉ hành nghề nhà giáo bị thu hồi?

(CLO) Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo bị thu hồi trong các trường hợp nhà giáo có kết quả đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tục, nhà giáo vi phạm kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sa thải.

Giáo dục
Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

(CLO) Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo, dự thảo nêu vì lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho cơ sở giáo dục buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà nhà giáo đang đảm nhận không còn và không thể thỏa thuận để bố trí việc làm khác.

Giáo dục
Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

(CLO) Một trong những điều nghiêm cấm nhà giáo đó là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật.

Giáo dục