Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Chuyện thuở ban đầu

Thứ bảy, 17/10/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 20/10 này, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tròn 90 năm thành lập. 9 thập kỷ qua, LHPN Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành “mái nhà chung” quen thuộc, là nơi tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ Việt Nam.

Ngày thành lập Hội từ nhiều năm qua cũng đã trở thành ngày hội thường niên tôn vinh phái đẹp nước nhà. Dù vậy, câu chuyện về thuở ban đầu của “mái nhà chung” lại là điều không phải thành viên nào cũng tỏ tường.

Các tổ chức phụ nữ là hạt nhân

Có thể nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là dấu mốc mang tính quyết định cho sự ra đời của Hội LHPN Việt Nam. Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản từ ngày 6/1/1930 - 8/2/1930, bên cạnh Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình điều lệ tóm tắt của Đảng, Hội nghị còn quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội phụ nữ Giải phóng. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ; Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

hoi lien hiep phu nu viet nam  chuyen thuo ban dau hinh 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nữ đại biểu tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ 3.

Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14-31/10/1930, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất, bên cạnh việc thảo luận Luận Cương chính trị của Đảng, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động, trong đó đề ra nhiệm vụ phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ như “phụ nữ hiệp hội”. Đồng thời Trung ương Đảng đã đề ra Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội. Chính từ chủ trương ấy, ngay từ những năm 1930 một số tổ chức phụ nữ đã hình thành như Phụ nữ Liên Hiệp Hội (1930), Phụ nữ Giải phóng (1930-1931), Phụ nữ Dân chủ (1936-1939) về sau này là Phụ nữ phản đế (1939-1941), Đoàn Phụ nữ cứu quốc ((1941-1945).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức phụ nữ này là hạt nhân nòng cốt trong việc vận động phụ nữ tham gia tích cực và góp phần vào thắng lợi của cách mạng. Trong cao trào cách mạng 1930-1931, phụ nữ là lực lượng đông đảo trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành… đấu tranh đòi giảm sưu thuế và đòi quyền tự do dân chủ.

Nhiều tổ chức phụ nữ đã ra đời và hoạt động tích cực trong thời kỳ này, điển hình như tổ chức “Phụ nữ Giải phóng” (1930 – 1931) đã thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vào cao trào đấu tranh cách mạng (điển hình là Xô viết Nghệ Tĩnh).

Ở thời kỳ vận động dân chủ 1936- 1939, quần chúng phụ nữ được tập hợp trong những tổ chức phù hợp với ngành nghề và điều kiện sinh hoạt, trong đó “Hội Phụ nữ dân chủ” và “Hội Phụ nữ giải phóng” làm nòng cốt vận động, tập hợp các tầng lớp phụ nữ đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ và hòa bình. Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền (1939 - 1945), “Hội Phụ nữ phản đế”, “Đoàn Phụ nữ cứu quốc” động viên phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh, tham gia các đội vũ trang tuyên truyền.

Đảng chủ trương: “Vận động phụ nữ tổ chức các hội phụ nữ phản chiến, các hội cứu tế, bảo an… để giúp đỡ nhau, chống đế quốc chiến tranh, đòi hòa bình”. Nổi bật trong thời kỳ này là “Hội phụ nữ Phản đế”. Hội đã vận động chị em tham gia mít tinh, biểu tình, lập các hội cứu tế, bảo an, tham gia chống bắt lính với khẩu hiệu chống đế quốc chiến tranh, đòi hòa bình, đòi bồi thường chiến tranh. Phụ nữ thoát ly gia đình, tham gia hoạt động cách mạng ngày càng đông đảo, góp phần xây dựng lực lượng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Một điểm nhấn trong thời kỳ này là việc ngày 16/6/1941, Đoàn Phụ nữ Cứu quốc được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Phụ nữ cứu quốc đã vận động các tầng lớp phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh, gia nhập các đoàn thể cứu quốc đánh Pháp, đuổi Nhật, xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng. Để gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền, phụ nữ đã tích cực tham gia các phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, phá kho thóc giải quyết nạn đói... Hội phụ nữ vận động các hội viên bí mật xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng.

Cách mạng thành công, “Ngôi nhà chung” ra đời

Cách mạng Tháng tám thành công, chủ trương lớn của Đảng là mở rộng mặt trận thống nhất dân tộc, thành lập các tổ chức đoàn thể nhằm tập hợp, động viên, khích lệ đông đảo lực lượng quần chúng yêu nước không phân biệt dân tộc, giai cấp, đảng phái.Thực hiện chủ trương trên, tháng 10/1945, Ban chấp hành Phụ nữ Cứu quốc Thành Hoàng Diệu (Hà Nội) được thành lập.  Năm 1946, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị đại biểu phụ nữ các khu, tỉnh miền Bắc. Hội nghị đã bầu ra Ban Liên lạc Phụ nữ Xứ Bắc Bộ.

Tuy nhiên, bước ngoặt tác động lớn tới sự ra đời của Hội LHPV Việt Nam là việc tháng 4/1946, đồng chí Phạm Văn Đồng trong phái đoàn thiện chí của Quốc hội nước ta sang thăm Pháp đã trực tiếp gặp bà Eugenie Cotton, Hội trưởng Hội LHPN Pháp, Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế tìm hiểu về tổ chức, mục tiêu và hoạt động của Hội LHPN Pháp và Liên đoàn. Khi về nước, đồng chí Phạm Văn Đồng đã báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về mô hình hội LHPN nước bạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã chỉ thị việc thành lập tổ chức Hội LHPN Việt Nam để tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trong cả nước.

Nhận chỉ thị của Bác, đồng chí Phạm Văn Đồng đã gặp bà Lê Thu Trà (lúc đó là Bí thư Phụ nữ Cứu quốc Thành Hoàng Diệu – Hà Nội, kiêm trưởng Ban Liên lạc Phụ nữ Xứ Bắc Bộ) truyền đạt ý kiến của Bác và đề nghị xúc tiến việc thành lập tổ chức Hội LHPN Việt Nam.

Ngày 3/10/1946, Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội LHPN Việt Nam. Ngày 17/10/1946, Báo Cứu quốc đăng toàn văn nội dung Lời Hiệu triệu của Hội LHPN Việt Nam. Ngày 20/10/1946, Hội LHPN Việt Nam chính thức được thành lập trên cơ sở các tổ chức phụ nữ tiền thân.

Lê Thị Xuyến- nữ “thủ lĩnh” đầu tiên

hoi lien hiep phu nu viet nam  chuyen thuo ban dau hinh 2

Bà Lê Thị Xuyến.

Nói về buổi đầu của Hội LHPN Việt Nam không thể không nhắc tới vị Chủ tịch đầu tiên của Hội - bà Lê Thị Xuyến. Ngay sau ngày Hội chính thức được thành lập, bà Lê Thị Xuyến được cử làm Hội trưởng lâm thời Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ ngày 18 - 29/4/1950, Đại hội Đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ nhất được diễn ra tại Đại Từ, Thái Nguyên, hợp nhất Ðoàn phụ nữ Cứu quốc vào Hội LHPN Việt Nam. Tại đại hội, bà Lê Thị Xuyến được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Với những người đồng chí hoạt động cách mạng trước và trong cách mạng tháng Tám năm 1945, Lê Thị Xuyến là một trong những nữ đồng chí hoạt động nhiệt huyết nhất. Cùng với chồng - nhà trí thức cách mạng nổi tiếng Phan Thanh - bà Lê Thị Xuyến không quản ngại hiểm nguy tham gia vào phong trào yêu nước. Ngôi nhà của vợ chồng bà một thời kỳ đã là địa điểm lui đến thường xuyên của các đồng chí lãnh đạo của Đảng lúc bấy giờ như Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai... Cũng tại đây diễn ra các cuộc họp bàn việc thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ. Những ngày cách mạng tháng 8 sôi sục, vượt qua nỗi đau mất đi người chồng thân yêu, bà Lê Thị Xuyến vẫn hoạt động cách mạng, hăng hái tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Khởi nghĩa thắng lợi, bà Lê Thị Xuyến là một trong những tri thức được Ủy ban Nhân dân cách mạng Trung Bộ mời ra tham gia bộ máy chính quyền.

Không phải vô cớ mà nhiều tờ báo gọi bà Lê Thị Xuyến là người phụ nữ của những điều đầu tiên. Chuyện là, tháng 1/1946, bà Lê Thị Xuyến được Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa I (1946-1960) và vinh dự trở thành một trong 15 đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Quảng Nam và là một trong mười người nữ đầu tiên của cả nước được bầu làm đại biểu Quốc hội.

Bởi kinh nghiệm hoạt động cách mạng, hoạt động phong trào dạn dày, năm 1946, Lê Thị Xuyến cùng bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng được Đảng giao nhiệm vụ tham gia Ban vận động sáng lập Hội LHPN Việt Nam. Nhờ nỗ lực không mệt mỏi của bà cùng các thành viên Ban vận động, ngày 20/10/1946, Hội LHPN Việt Nam chính thức ra mắt. Bà Lê Thị Xuyến được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch đầu tiên của hội và giữ chức vụ này suốt 10 năm liền (10/1946 - 4/1956).

Hà Anh

Tin khác

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện

(CLO) Thường trực Chính phủ yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa chính sách phải khuyến khích đầu tư cho loại hình sản xuất nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Quy định việc tích điện cụ thể để nguồn tự sản, tự tiêu nhưng sử dụng không hết được bán thế nào? giá bán trên nguyên tắc nào? nên khuyến khích bán nhưng có điều kiện…

Tin tức
Bộ, ngành phải lập ngay tổ công tác xuống làm việc với địa phương khi có vướng mắc

Bộ, ngành phải lập ngay tổ công tác xuống làm việc với địa phương khi có vướng mắc

(CLO) Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải tại Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Thúc đẩy kết nối  Việt Nam với các chiến lược phát triển vùng của Trung Quốc

Thúc đẩy kết nối Việt Nam với các chiến lược phát triển vùng của Trung Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị đẩy mạnh kết nối chiến lược, tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc; thúc đẩy kết nối giữa Việt Nam với các chiến lược phát triển vùng của Trung Quốc.

Tin tức
Thái Bình: Thống nhất chủ trương hỗ trợ học phí chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Thái Bình: Thống nhất chủ trương hỗ trợ học phí chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

(CLO) Ngoài việc thống nhất chủ trương hỗ trợ học phí học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cũng thống nhất chủ trương nhiều nội dung quan trọng khác.

Tin tức
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương

(CLO) Chiều 8/5, tại Trung tâm văn hóa xứ Đông, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và Đoàn công tác của Đảng ủy Công an Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về công tác xây dựng Đảng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương.

Tin tức