Hỗn loạn do thiếu tiền mặt bao trùm bóng tối lên khắp Myanmar

Chủ nhật, 20/06/2021 13:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tình trạng thiếu tiền mặt của Myanmar đang tiếp tục diễn ra khi các ngân hàng tăng cường hạn chế rút tiền sau cuộc đảo chính hồi tháng 2 và dẫn đến sự hỗn loạn tâm lý người dân cũng như gián đoạn mọi hoạt động kinh doanh trên khắp Myanmar.

Một người tiêu dùng Myanmar mua rau tại chợ địa phương vào ngày 15 tháng 6. Mọi người đang dần trở lại mua sắm và làm việc, nhưng vẫn tiếp tục lo ngại về tình trạng thiếu tiền mặt. Ảnh: Nikkei.

Một người tiêu dùng Myanmar mua rau tại chợ địa phương vào ngày 15 tháng 6. Mọi người đang dần trở lại mua sắm và làm việc, nhưng vẫn tiếp tục lo ngại về tình trạng thiếu tiền mặt. Ảnh: Nikkei.

Tình trạng thiếu hụt tiền mặt tại Myanmar khó có thể sớm được giải quyết, vì ngân hàng Trung ương nước này hoàn toàn không muốn tăng cung tiền mặt, lo ngại vì sự sụt giá của đồng tiền quốc gia, đồng kyat, và lạm phát. Với việc nhiều nhân viên và nhà cung cấp yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt, nhiều doanh nghiệp đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại.

Ngân hàng KBZ, ngân hàng tư nhân lớn nhất ở Myanmar, cho phép người gửi tiền rút tối đa 200.000 kyat tiền mặt từ các máy rút tiền tự động mỗi tuần. Nhưng do chỉ có thể rút tiền tại một số máy ATM hạn chế nên người gửi tiền đổ xô về những địa điểm rút tiền từ sáng sớm và ngay lập tức xếp thành hàng dài hơn 100 người.

Sự đình trệ của các dịch vụ ngân hàng ban đầu bắt đầu do các chủ ngân hàng tham gia vào phong trào bất tuân dân sự để phản đối cuộc đảo chính quân sự, dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực tại các ngân hàng. Đến nay, tình hình trên vẫn cho thấy có ít dấu hiệu cải thiện, mặc dù các nhân viên ngân hàng đã trở lại làm việc kể từ giữa tháng 4 dưới các cuộc đàn áp gay gắt của quân đội đối với những người biểu tình.

Người tiêu dùng vẫn lo ngại rằng tiền mặt, một khi đã gửi thì không thể rút ra được, điều này đã tiếp thêm dầu và lửa cho những nỗ lực rút tiền mặt liên tục.

Các công ty nước ngoài hoạt động tại Myanmar cho biết họ không thể đối phó với nhu cầu ngày càng tăng của nhân viên địa phương trong việc trả lương bằng tiền mặt thay vì chuyển khoản ngân hàng. Ngày càng nhiều nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh khác cũng đang yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt.

Makro Myanmar, một nhà bán buôn lớn có trụ sở tại Thái Lan, đã ngừng giao dịch bằng thẻ tín dụng trong tháng này và hiện chỉ chấp nhận tiền mặt.

Về mặt lý thuyết, vấn đề có thể được giải quyết nếu Ngân hàng trung ương in thêm tiền giấy và cung cấp cho các ngân hàng. Nhưng các chuyên gia tài chính tin rằng Ngân hàng trung ương sẽ từ chối làm như vậy vì lo ngại rằng việc tăng lượng tiền mặt trong lưu thông sẽ làm giảm giá trị của đồng kyat và gây ra lạm phát. Dòng tiền gửi một chiều đã khiến các ngân hàng thương mại rơi vào thế bấp bênh.

Một nhân viên ngân hàng nước ngoài cho biết: “Càng cung cấp nhiều tiền mặt thì sẽ càng có nhiều người rút tiền mặt và chuyển nó sang USD như một loại tiền tệ an toàn. Ngân hàng trung ương sợ điều kiện kinh doanh của các ngân hàng xấu đi và đồng kyat mất giá.”

Tính đến thứ 6 tuần này, đồng kyat được báo giá ở mức 1,595-1,605/USD tại các ngân hàng thương mại, giảm 17% so với tỷ giá hối đoái trước cuộc đảo chính. Tỷ giá từng giảm xuống dưới 1.700 kyat vào tháng 5, khiến ngân hàng trung ương phải thực hiện các biện pháp can thiệp vào thị trường bán USD.

Những báo cáo Di động Cộng đồng COVID-19 của Google đã chỉ ra rằng mức độ người dân ra ngoài nơi công cộng ở Myanmar đã trở lại gần với mức trước cuộc đảo chính. Ví dụ, tại các cửa hàng bán lẻ và cơ sở giải trí ở Yangon, mức độ khách hàng tạm thời giảm xuống 90% so với mức trước đại dịch nhưng đã ổn định trở lại khoảng 50%.

Tuy nhiên, tiêu dùng vẫn hoạt động rất chậm chạp do thiếu tiền mặt và giá cả tăng cao, cùng với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp do các hoạt động của công ty chậm lại.

Một người đàn ông bán hàng rong cho biết: “Mọi người đã ra ngoài làm việc rất đông nhưng họ hoàn toàn không mua nhiều hàng hóa bởi vì họ cắt giảm chi tiêu đến mức tối thiểu.”

Còn một thanh niên bán buôn gạo, 33 tuổi, cho hay: “Tôi đã từng thanh toán tiền mua gạo qua chuyển khoản ngân hàng, nhưng các công ty môi giới hiện từ chối bán trừ khi tôi thanh toán bằng tiền mặt.”

Giá lương thực chính đã tăng từ đầu tháng 5, ước tính từ 10% đến 15%. Giá xăng nhập khẩu cao hơn đã làm tăng chi phí phân phối sản phẩm, và do đó giá thịt gia cầm và thịt lợn cũng tăng theo.

Theo công ty nghiên cứu IHS Market của Anh, chỉ số nhà quản trị mua hàng trong lĩnh vực sản xuất đạt 39,7 vào tháng 5, tăng từ mức 33,0 vào tháng 4. Nhưng chỉ số PMI vẫn thấp hơn nhiều so với mức 50, mức cho thấy rằng các nhà sản xuất đã bắt đầu nhận thấy sự cải thiện trong kinh doanh. Dòng vốn bị đình trệ đã khiến cho việc thu mua nguyên liệu và các nhu yếu phẩm khác cũng bị đình trệ theo.

Ngân hàng trung ương Myanmar đã nhấn mạnh sự an toàn của tiền gửi ngân hàng trong một nỗ lực tuyệt vọng để khuyến khích người dân tiếp tục gửi tiền của họ. Vào đầu tháng 5, các ngân hàng cho phép mở “tài khoản đặc biệt” không giới hạn số lần rút tiền, với một số điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, những nỗ lực như vậy có thể được người tiêu dùng coi là đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại vẫn đang vật lộn với tình trạng thiếu tiền mặt, khiến các chủ tài khoản không muốn gửi tiền. Do lòng tin của người dân vào các ngân hàng bị tổn hại bởi cuộc đảo chính nên mọi thứ dường như khó có thể sớm phục hồi và tình trạng hỗn loạn tại Myanmar dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian nữa.

Huy Hoàng

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản