Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III

Thứ bảy, 25/08/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tối 24/8, Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ III chính thức khai mạc tại Quảng Nam với sự tham dự của nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ và các hoạt động nghệ thuật đặc sắc.

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cùng các lãnh đạo cơ quan ban ngành tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên và gần 2.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng đến từ 13 tỉnh trong khu vực miền Trung.

Báo Công luận
Một tiết mục văn nghệ trong Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 3. Ảnh: qdnd.vn 

Phát biểu khai mạc, bà Trịnh Thị Thủy cho rằng, đồng bào các dân tộc miền Trung trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, giàu bản sắc, được hình thành, phát triển trong quá trình lao động sản xuất, được lưu giữ trong sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán, trang phục, nghi thức lễ hội, tín ngưỡng dân gian, là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam.

Nằm giữa miền Trung của đất nước ta, Quảng Nam là “vùng đất địa linh nhân kiệt”, là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền Nam - Bắc với hàng trăm công trình kiến trúc lịch sử mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự phát triển lâu đời của vùng đất gắn với những địa danh đã đi vào lịch sử như: kinh đô cổ Trà Kiệu, tháp Khương Mỹ, tháp Chiên Đàn, Phật viện Đồng Dương... nơi đã ghi lại dấu ấn của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Bên cạnh đó, với trên 260 di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, trong đó có 15 di tích xếp hạng quốc gia, sẽ mãi mãi là niềm tự hào, là những trang sử hào hùng minh chứng cho truyền thống đấu tranh cách quần chúng các dân tộc đến từ 13 tỉnh trong khu vực miền Trung, bà Thủy nhấn mạnh.

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung trong thời kỳ đổi mới - hội nhập và phát triển bền vững đất nước", Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung là sự kiện có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội sâu sắc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền Trung, củng cố và tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bên cạnh đó, Ngày hội cũng là cơ hội để tỉnh Quảng Nam quảng bá, giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch, văn hóa đặc sắc của mảnh đất và con người Quảng Nam đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước, gắn gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững.

Báo Công luận
 Các đoàn tham dự Ngày hội nhận Cờ lưu niệm do Ban tổ chức trao tặng. Ảnh: cpv.org.vn

Đến với Ngày hội, du khách trong và ngoài nước được hòa mình vào không khí sôi nổi với những sắc màu văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc qua sự thể hiện của gần 2.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng đến từ 13 tỉnh, thành trong khu vực; được cảm nhận những giai điệu dân ca, dân vũ đặc sắc, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống anh hùng, đoàn kết, gắn bó của dân tộc.

Cũng qua Ngày hội lần này, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống, được đắm mình vào không gian các lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc qua phần thể hiện khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân trong các ngày lễ; cùng trải nghiệm những môn thể thao và trò chơi dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc trong khu vực.

Ngày hội sẽ diễn ra từ 24 đến 26/8. Ngoài chương trình lễ khai mạc và bế mạc và còn có nhiều hoạt động đặc sắc như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc. trưng bày, triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa đặc trưng các dân tộc thiểu số; trưng bày, giới thiệu ẩm thực các dân tộc; các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian truyền thống các dân tộc...

Ngay sau lễ khai mạc, đông đảo đại biểu, du khách và người dân đã được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật độc đáo của các dân tộc đến từ các địa phương trong khu vực.

B.V

 

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa