Khám phá di tích lịch sử Quốc gia chùa Biện Sơn

Thứ tư, 20/07/2022 16:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Biện Sơn là ngôi chùa đẹp của huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1996.

Những ngày gần đây, chùa Biện Sơn bỗng trở lên “nổi tiếng” sau bài viết trên báo chí phản ánh về những dấu hiệu về một cuộc sống thác loạn, biến thái tại đây. Nhưng không nhiều người biết rằng, Biện Sơn là ngôi chùa đẹp của huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1996.

Chùa Biện Sơn tọa lạc trên một gò đất cao rộng khoảng 1,5 ha, xưa kia có tên là Độc Nhĩ, người dân địa phương hay gọi là Núi Biện với dáng quy xà hợp hình rất kỳ lạ.

kham pha di tich lich su quoc gia chua bien son hinh 1

Chùa Biện Sơn được tu bổ, tôn tạo trên nền chùa cũ theo kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm tiền đường 5 gian 2 dĩ, thượng điện 3 gian. Ảnh: Khánh Linh

Sử sách còn ghi, vào năm Thành Thái thứ 16, Chùa đã được làm với kiến trúc kiểu chữ Môn. Do biến thiên của thời gian, ngôi chùa không còn giữ được kết cấu kiến trúc cổ ban đầu mà được trùng tu, tôn tạo theo kiểu chữ Đinh, kiểu kiến trúc mang đậm phong cách triều Nguyễn gồm 2 tòa bái đường và chính điện.

Xung quanh ngôi chùa cảnh vật yên ả, hữu tình, dưới những cây cổ thụ nhiều năm tuổi bao phủ một màu xanh kỳ vĩ.

Từ Tỉnh lộ 303 đi vào, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầu tiên của ngôi chùa, đó chính là Tam quan. Tam quan được thiết kế theo kiểu trùng diên ba tầng 12 mái và được trang trí hết sức cầu kỳ, tinh xảo. Từ Tam quan có con đường nhất chính đạo gồm các bậc đá được xây theo một triền dốc thoai thoải.

Chùa được xây dựng theo thế nội công, ngoại quốc. Trong khuôn viên chùa, có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau làm thành một khu hình chữ nhật bao quanh lấy nhà tiêu hương.

Chùa Biện Sơn gồm có đông đường, tây đường, giảng đường, khách đường, hội trường, tạo thành một hệ thống thánh đường Phật giáo hoàn chỉnh, khang trang và tôn nghiêm.

Phía bên trái chùa là tòa bảo tháp 7 tầng cao hơn 30m được thiết kế rất độc đáo để thờ phật và lưu giữ, bảo quản các hiện vật quý hiếm của chùa.

Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã viên tịch và nhà tăng, nơi ở của các nhà sư. Nằm ngay sau tòa thượng điện, chúng ta được chiêm ngưỡng một kiến trúc vô cùng độc đáo nữa, đó chính là tháp quay hay còn có tên gọi khác là cối kinh.

Một số hình ảnh về chùa Biện Sơn. (Nguồn: Báo Vĩnh Phúc)

kham pha di tich lich su quoc gia chua bien son hinh 2

Toàn cảnh chùa Biện Sơn

kham pha di tich lich su quoc gia chua bien son hinh 3

Cổng vào ấn tượng bởi được xây dựng bằng chất liệu thô mộc, tự nhiên nhưng đường nét sắc sảo, chi tiết

kham pha di tich lich su quoc gia chua bien son hinh 4

Cảnh vật ngôi chùa yên ả, hữu tình, dưới những cây cổ thụ nhiều năm tuổi

kham pha di tich lich su quoc gia chua bien son hinh 5

Tòa bảo tháp 7 tầng, cao hơn 30 m được thiết kế độc đáo

kham pha di tich lich su quoc gia chua bien son hinh 6

Chùa Biện Sơn nổi bật giữa khung cảnh một vùng quê yên bình

kham pha di tich lich su quoc gia chua bien son hinh 7

Chiếc giếng được chạm trổ cầu kỳ, công phu

kham pha di tich lich su quoc gia chua bien son hinh 8

Đại bảo tháp bằng đồng nguyên chất nặng tới 12 tấn, hiện chứa đựng 450 viên xá lợi của Đức Phật và các vị Thánh tăng

So với các ngôi chùa khác trong vùng, chùa Biện Sơn còn bảo lưu được một hệ thống tượng pháp hơn 40 pho và còn lưu giữ được nhiều bảo khí và cổ vật có giá trị. Các pho tượng ở đây được tạo tác rất đẹp, sơn son thếp vàng lộng lẫy, chau chuốt tỉ mỉ, mang đậm phong cách tạo tác thời Lê.

Điểm nổi bật trong công trình kiến trúc phật giáo ở chùa Biện Sơn là tòa Bảo tháp bằng đồng nguyên khối nặng 12 tấn, là một trong số Bảo tháp lớn nhất trong cả nước, lưu giữ nhiều xá lợi Phật, đặc biệt là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng ngọc xanh nguyên khối…

Ngày nay, chùa Biện Sơn trở thành điểm dừng chân, tham quan, nghiên cứu của đông đảo du khách trên lộ trình tìm về với cội nguồn dân tộc, là nơi diễn ra lễ hội sông Loan - núi Biện đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách, phật tử gần xa về chiêm bái, thưởng ngoạn.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.

Đời sống văn hóa
Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa
Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.

Đời sống văn hóa