Khảo sát vườn cũ của Văn Lý hầu Trần Tịnh ở Hà Tĩnh

Chủ nhật, 26/08/2018 16:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp với các nhà khảo cổ Nhật Bản và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đang khảo sát, thăm dò khảo cổ học tại vườn cũ của Văn Lý hầu Trần Tịnh ở thôn Lũy, xã Kim Lộc, huyện Can Lộc.

Báo Công luận

Các nhà khảo cổ xác định địa tầng tại hố thám sát. Ảnh: PV 

Văn Lý hầu Trần Tịnh là một hoạn quan làm đến chức Tổng thái giám phụ trách ngoại thương với người nước ngoài trong đó có Nhật Bản. Ông là người có công lớn trong hoạt động ngoại thương cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Đây cũng là thời kỳ hoạt động ngoại thương giữa các nước phương Tây và phương Đông tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á phát triển mạnh.

Cuộc thăm dò khảo cổ học lần này với diện tích 10m2 tại vườn cũ của Văn Lý hầu Trần Tịnh tại thôn Lũy, xã Kim Lộc nhằm tìm hiểu địa tầng, tầng văn hóa và các di vật, trong đó có vai trò quan trọng của gốm sứ. Qua đó, xác định niên đại lịch sử định cư, văn hóa, đời sống kinh tế, chứng minh cho một thời kỳ hoạt động ngoại thương nhộn nhịp trên sông Lam mà các tài liệu chính sử ít đề cập đến, đồng thời góp phần khẳng định vai trò của Tổng Thái giám Văn Lý hầu Trần Tịnh đối với quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Nhật Bản vào thời điểm đó.

Báo Công luận
 

Nhà khảo cổ Nhật Bản xử lý hiện vật vừa được phát hiện. Ảnh: PV

Về phía Việt Nam, ngoài phố Hiến ở Đàng Ngoài, Hội An ở Đàng Trong, ở xứ Nghệ An (gồm Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) có nhiều khách buôn từ Phúc Kiến, Nhật Bản… đã vượt biển qua cửa biển - thương cảng Hội Thống, đi dọc sông Lam qua Cồn Mộc, Bến Thủy đến buôn bán, trao đổi tiền tệ, hàng hóa, hình thành nên thương cảng Phục Lễ và phố Phù Thạch.

Nhà thờ Trần Tịnh đã được xếp hạng, công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2008. Hiện nay nhà thờ Trần Tịnh đang được các cấp có thẩm quyền lập hồ sơ khoa học để nâng hạng lên di tích cấp quốc gia.

Đây là nội dung trong chương trình hợp tác nghiên cứu biển đảo và con đường tơ lụa trên biển giữa Bảo tàng Hà Tĩnh với các nhà khảo cổ Nhật Bản và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Trần Phong

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa