Covid- 19 một lần nữa “chen chân” vào cộng đồng:

Khi những nguyên tắc phòng dịch bị lãng quên!

Thứ ba, 01/12/2020 11:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Rốt cuộc, sau rất nhiều những lo âu, phấp phỏng, điều chẳng ai mong muốn nhưng cũng đã khiến rất nhiều người lo ngại đã đến: Covid một lần nữa “chen chân” vào cộng đồng, phá vỡ nhịp sống yên ả suốt hơn 3 tháng qua và đe dọa phá hỏng mùa lễ hội cuối năm đang cận kề trước mắt.

1.      Tối 30/11/2020, ngay sau sự xuất hiện không hề được mong đợi của ca bệnh số 1342 và 1347, một con số không hề nhỏ 235 người đã được Sở Y tế TP.HCM khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện. Trong đó có 157 người cách ly tập trung và 72 người cách ly tại nhà; đồng thời phong tỏa các địa điểm mà 2 bệnh nhân này từng lui tới.

Mỗi người trong chúng ta, tuân thủ nghiêm những nguyên tắc phòng dịch. Ảnh: T.L

Mỗi người trong chúng ta, tuân thủ nghiêm những nguyên tắc phòng dịch. Ảnh: T.L

Thông qua truy vết lịch trình di chuyển của 2 bệnh nhân, Sở Y tế TP.HCM xác định bệnh nhân 1342 (nam, sinh năm 1992, quốc tịch Việt Nam, là tiếp viên của Hãng hàng không Vietnam Airlines) có tiếp xúc gần với 5 người và tiếp xúc xa với 32 người khác. Trong số 37 người tiếp xúc với bệnh nhân 1342 đã có 36 người âm tính, một người tiếp xúc gần có kết quả dương tính vào sáng 30/11, đó là bệnh nhân 1347 (nam, sinh năm 1988, quốc tịch Việt Nam, giáo viên tiếng Anh, bạn của bệnh nhân 1342). 

Sở Y tế TP.HCM đã ra thông báo khẩn cho người dân về những địa điểm tiếp xúc của bệnh nhân 1347. Việc tiếp tục mở rộng điều tra truy vết, tìm kiếm tất cả những địa điểm đi lại và người có tiếp xúc với các bệnh nhân (F1, F2); cách ly tập trung tất cả các trường hợp tiếp xúc gần cũng được thực hiện khẩn cấp. Các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi ở của 2 bệnh nhân và các hộ dân xung quanh, xử lý vệ sinh khử khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tại nhà những người sống lân cận cũng được cấp tập thực hiện…

Rõ ràng, với con số người tiếp xúc (và chưa có gì chắc chắn đây là những con số cuối cùng) cùng lịch trình di chuyển, tiếp xúc của hai bệnh nhân xuất hiện trong ngày 30/11 này, rõ ràng Sở Y tế TP.HCM nói riêng, ngành Y tế nói chung, tiếp tục được chất thêm một khối lượng công việc khổng lồ phải làm trước mắt. Sự tốn kém về tiền của, thời gian và trên hết là nhịp sống không lây nhiễm Covid trong cộng đồng của TP.HCM trong 120 ngày qua đã hoàn toàn bị phá vỡ.

2.      Điều thực sự đáng quan ngại là mọi cơ sự đều xuất phát từ việc bệnh nhân 1347 đã phớt lờ mọi quy định cách ly. Theo quy định, với các chuyến bay ra nước ngoài và quay đầu đón khách về Việt Nam, các tiếp viên cùng phi công phục vụ trên máy bay được cách ly tập trung tối thiểu trong 5 ngày. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính hai lần, phi công và tiếp viên sẽ được về nhà tự cách ly 14 ngày. Tuy nhiên, nam tiếp viên đã vi phạm quy định cách ly là tiếp xúc với bạn bè và người nhà trong quá trình cách ly, lây nhiễm sang "bệnh nhân 1347".

Tuân thủ, tuân thủ và tuân thủ tuyệt đối mọi quy định cách ly và phòng, chống dịch là điều đã được các cơ quan chức năng cũng như các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đi nhắc lại liên tục, không ngừng nghỉ suốt hàng năm qua, kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên. Phải hành động như đang có dịch- là thông điệp được báo chí và ngành Y tế liên tục truyền tải. Chỉ cách đây ít ngày, ngày 23/11, tại buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai về công tác phòng, chống dịch COVID-19, đã nhấn mạnh: "Phải giám sát và thường xuyên lên dây cót cảnh giác. Bằng mọi cách không để có dịch trong cộng đồng". Chỉ một ngày sau đó, ngày 24/11, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị trong đó yêu cầu tăng cường nghiêm các biện pháp, phòng chống dịch Covid-19. Tân Tư lệnh ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, đã vừa đưa ra thông điệp tha thiết: "Mùa đông năm nay là một mùa đông khắc nghiệt. Để vượt qua mùa đông này không phải nước nào cũng chiến thắng được và sự trả giá cho phòng chống dịch COVID-19 quá đắt đối với sinh mạng con người. Do đó đừng vì lợi ích trước mắt, đừng vì việc làm ăn trước mắt mà làm ảnh hưởng, nguy hiểm đến cộng đồng người Việt Nam".

Với những người có đầy đủ tri thức và điều kiện tiếp cận thông tin như hai bệnh nhân 1342, 1347, không thể nói là không nắm vững những quy định, những thông điệp này. Chưa nói đến việc, tuân thủ quy định, trước hết là vì sự an toàn của bản thân mình, gia đình mình trước tiên, sau đó mới tới sự an nguy của cộng đồng. Tuy nhiên, mọi quy định, mọi nguyên tắc phòng dịch, mọi thông điệp tha thiết ấy, dường như đã bị lãng quên.

3.      Nhưng phàm ở đời, có những thứ không được phép lãng quên. Và rằng, sai một ly, thực sự đã không chỉ là đi một dặm. Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, chi phí chống dịch của Việt Nam chưa đến 400 triệu USD, là một trong những nước tiết kiệm nhất nhưng hiệu quả, nhưng với một nước có ngân sách hạn chế như Việt Nam chúng ta, những đồng tiền ấy thực sự rất đáng giá. Nhưng đáng giá nhất là trong giai đoạn Covid-19 thứ hai vừa qua, dù cả nước cả hết lòng chi viện, dù ngành y tế đã làm hết sức, vẫn có tới 39 người đã tử vong… Sự mất mát về người luôn là sự mất mát không thể đo đếm được.

Với sự xuất hiện của ca bệnh trong cộng đồng ngày 30/11, chúng ta đã bước vào tháng cuối cùng của năm 2020 một cách không hề mong muốn.  Hàng loạt sự kiện hứa hẹn sẽ tụ tập đông người sẽ diễn ra: Ngày Giáng sinh, lễ hội mừng năm mới rồi Tết nguyên đán… Người dân đang háo hức, mong chờ… Doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp du lịch, khách sạn, hàng không… sau những thất bại, thua lỗ bởi đại dịch Covid-19 đang tràn trề hy vọng sẽ “gỡ gạc” được vào dịp cuối năm…

Thế nên, để những háo hức, mong chờ, kỳ vọng ấy không trở thành thất vọng, thì việc cần kíp và nên làm ngay, bên cạnh sự cẩn trọng, cảnh giác và trách nhiệm tối đa của các cơ quan chức năng thì trước mắt là mỗi người trong chúng ta, tuân thủ nghiêm những nguyên tắc phòng dịch đã trở thành rất cũ: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay sạch, khử khuẩn, khai báo y tế, không tụ tập… Một cây làm chẳng nên non… nhưng trong công cuộc chống dịch còn rất đỗi gian nan, rất đỗi bộn bề này, trách nhiệm và ý thức của mỗi cá nhân lại là yếu tố quan trọng nhất.

Hà Anh 

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn