“Khoảng lặng” Đà Nẵng và trách nhiệm với di sản của ông Nguyễn Bá Thanh

Thứ năm, 21/09/2017 19:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giữa hàng loạt thông tin xung quanh những vi phạm, khuyết điểm đến mức phải thi hành kỷ luật của các ông Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ (Bí thư và Chủ tịch TP. Đà Nẵng) bị xem xét kỷ luật, nhiều người cảm thấy buồn, nuối tiếc. Không buồn, không nuối tiếc sao được khi trong một đảng bộ thành phố cả Bí thư, Chủ tịch đều có những khuyết điểm đến mức cần phải kỷ luật và đặc biệt nó lại xảy ra sau thời kỳ lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh chưa lâu. Đà Nẵng đang có những đêm "mất ngủ"!

Ở Đà Nẵng những ngày này, hầu như tại khắp mọi nơi, người ta đều bàn luận về những việc vừa xảy ra với ông Nguyễn Xuân Anh và Huỳnh Đức Thơ. Rất nhiều chuyện được đề cập nhưng cũng có nhiều người không hiểu chuyện gì vừa diễn ra? Rồi mọi câu chuyện lại quay về với một nhân vật đã ghi tạc vào lòng người Đà Nẵng: Ông Nguyễn Bá Thanh – nguyên Bí thư thành phố này:  “Nếu còn ông Bá Thanh, chắc sẽ không xảy ra những chuyện đó”, “Ông Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh ĐứcThơ đã làm những việc không xứng đáng với “di sản” ông Bá Thanh để lại”, “Đà Nẵng là thành phố đáng sống thì cán bộ chủ chốt cũng phải là người xứng tầm” … 

Đà Nẵng nổi lên gắn liền với tên tuổi Nguyễn Bá Thanh. Những quyết sách, chỉ đạo quyết liệt của ông Thanh đã biến nơi đây từ một địa phương trì trệ thành một điểm sáng về phát triển đô thị, kinh tế, du lịch, văn hóa. Không phải là một danh hiệu “tự phong” mà rất nhiều du khách trong và ngoài nước đã gọi Đà Nẵng là “Thành phố đáng sống”. Vẫn biết, để có hơn một thập kỷ “bùng nổ”, ngoài dấu ân cá nhân của ông Nguyễn Bá Thanh là những lợi thế đặc biệt của Đà Nẵng. Nhưng, thực tế đã chứng minh vai trò của người lãnh đạo chủ chốt là vô cùng quan trọng. Khi những tiềm năng, lợi thế được đặt cạnh những quyết sách sáng suốt vì lợi ích chung của toàn thành phố thì sức mạnh đó sẽ được nhân lên gấp bội.

 

Vậy nên, lẽ ra, với những di sản ông Nguyễn Bá Thanh để lại, các ông Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ cần đoàn kết, chung sức chung lòng, vì lợi ích chung của Đà Nẵng để tiếp bước, đưa thành phố không ngừng phát triển. Nhiệm kỳ Đảng bộ Thành phố 2015 – 2020 được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa Đà Nẵng tiến lên với nhưng sức bật mạnh mẽ mới. Có lẽ, đó cũng là mong mỏi mà người dân, Đảng bộ thành phố gửi gắm vào những cán bộ này. Nhưng rất tiếc hàng loạt vấn đề “bùng nhùng” trong công tác quản lý đô thị, xây dựng, quản lý tài sản công, vấn đề cán bộ… đã xảy ra gây điều tiếng trong dư luận, tác động tiêu cực đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Điều này tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, môi trường đầu tư của thành phố. Và cuối cùng, điều người dân không mong muốn đã xảy ra.

 

Đà Nẵng "nóng" bất đắc dĩ trên các phương tiện truyền thông bởi vi phạm của chính lãnh đạo cấp cao thành phố. Những khuyết điểm, vi phạm của các ông Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ sẽ được xử lý theo quy định của tổ chức nhưng chắc chắn những khuyết điểm, vi phạm đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thành phố. Bởi, cán bộ nào, phong trào ấy. Và đó cũng là câu chuyện hệ trọng của Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng. 
Khi cả hai lãnh đạo chủ chốt thành phố (Bí thư, Chủ tịch) đều có những sai lầm đến mức phải thi hành kỷ luật thì chắc chắc công tác xây dựng đảng, quy chế tập trung dân chủ, hoạt động phê và tự phê bình của Đảng bộ thành phố là có vấn đề.

 

Rồi đây, Đà Nẵng sẽ tiếp tục "nóng" chuyện đất đai vì cơ quan điều tra đã và đang vào cuộc. Nhưng, với những gì vừa xảy ra, đang có một “khoảng lặng” ở Đà Nẵng. “Khoảng lặng” đó là gì? Khoảng lặng của niềm tin cần được củng cố trong lòng người dân đã vô cùng tin tưởng vào thế hệ lãnh đạo mới. "Khoảng lặng" về công tác cán bộ. Yêu cầu cho sự phát triển, đổi mới, sáng tạo của Đà Nẵng vẫn luôn là động lực mãnh liệt, Đà Nẵng dứt khoát không thể tụt hậu, không thể lùi lại so với chính mình. Những sai lầm, khuyết điểm cần phải nhanh chóng gỡ bỏ, khắc phục.

 

Rất mong câu chuyện ông Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ chỉ là “khoảng lặng” nhất thời trong tiến trình phát triển mạnh mẽ của Đà Nẵng, để Đà Nẵng không còn những đêm "mất ngủ"!

Nam Phong


Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn