Khơi thông dòng tiền cho doanh nghiệp: Ngân hàng vào cuộc, chưa đủ!

Thứ sáu, 25/08/2023 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Một trong những giải pháp cốt yếu để “tiếp sức”, “truyền đạm” cho doanh nghiệp là khơi thông dòng tiền, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp cho tới nay vẫn ách tắc. Điều này cho thấy sự vào cuộc của ngân hàng là cần thiết nhưng rõ ràng chưa đủ.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nền kinh tế đang trải qua giai đoạn hết sức khó khăn, việc duy trì và khôi phục sức khỏe của khu vực doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, một trong những giải pháp cốt yếu để “tiếp sức”, “truyền đạm” cho doanh nghiệp là khơi thông dòng tiền, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp cho tới nay vẫn ách tắc. Điều này cho thấy sự vào cuộc của ngân hàng là cần thiết nhưng rõ ràng chưa đủ.

Nghịch lý thừa tiền thiếu vốn

Ngân hàng thì thừa tiền, doanh nghiệp thì kêu thiếu vốn, hay nói cách khác dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng nhanh, trong khi vốn cho vay tăng trưởng rất thấp, là nghịch lý không mới, từng hiện diện trong một số giai đoạn từ hàng chục năm trước và cho tới một vài năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2023 này, nghịch lý ấy lại tiếp diễn.

Từ đầu năm đến nay, ở góc độ chính sách tiền tệ, NHNN đã thực hiện giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế (trong đó có 3 lần liên tục giảm các loại lãi suất điều hành trong 5 tháng đầu năm 2023) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán… Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 4,73% so với đầu năm (đến nay giảm về mức khoảng hơn 4%), tương đương với cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn nhiều cùng kỳ của các năm còn lại trong giai đoạn 2018-2022. Trong đó, dư nợ đối với doanh nghiệp khoảng 6,3 triệu tỷ đồng (tăng 4,66% so với cuối năm 2022, chiếm 51% dư nợ nền kinh tế). Dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, tăng gần 4% so với cuối 2022, chiếm khoảng 19% tổng dư nợ nền kinh tế. Bên cạnh đó, kênh huy động vốn từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp vẫn bị thu hẹp (do thị trường cổ phiếu phục hồi chậm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục trầm lắng...

khoi thong dong tien cho doanh nghiep ngan hang vao cuoc chua du hinh 1

Đáng chú ý, theo công bố trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 4, tháng 5, tháng 6 đạt lần lượt 3,03% – 3,27% – 4,73%. Như vậy, sau khi có sự hồi phục tích cực trong tháng Sáu, tín dụng lại bất ngờ chững lại, thậm chí là tăng trưởng âm trong tháng Bảy. Ngân hàng Nhà nước cũng lưu ý về tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Nợ xấu trong tháng 6/2022 là 1,53% đến tháng 6/2023 đã tăng lên mức 2,47%.

“Mổ xẻ gốc rễ” tình trạng ách tắc vốn hay tình cảnh “Cái khó bó đầu ra” của ngân hàng

Phân tích về lý do các doanh nghiệp vẫn còn khó tiếp cận vốn ngân hàng, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho biết, có 4 nguyên nhân chính khiến tín dụng ngân hàng tăng thấp. Nguyên nhân thứ nhất là do bối cảnh chung rủi ro, thách thức hơn, nợ xấu gia tăng khiến các tổ chức tài chính trên thế giới và cả Việt Nam trở nên thận trọng hơn. Thứ hai là khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn của bên vay ở mức thấp hơn (do năng lực tài chính suy giảm, giá trị tài sản bảo đảm (nhất là bất động sản) bị giảm. Thứ ba là năng lực hấp thụ vốn, nhu cầu vay vốn của cả doanh nghiệp và hộ gia đình ở mức thấp. Một lý do nữa là một số lĩnh vực lâu nay dựa nhiều vào vốn ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp đang suy giảm như bất động sản, công nghiệp, dịch vụ khác và vay tiêu dùng đã bị tác động do những chuyển biến của thị trường thời gian gần đây.

khoi thong dong tien cho doanh nghiep ngan hang vao cuoc chua du hinh 2

Về phía ngân hàng, cũng có những lý do riêng, nói như chuyên gia tài chính độc lập Đinh Thế Hiển, “Ngân hàng cũng có chuẩn của người ta, đã là kinh tế thị trường thì phải chấp nhận theo cơ chế của thị trường vốn”.

Bản thân các ngân hàng cũng không giấu giếm những cái khó này. “Ngân hàng không có thị trường đầu ra cũng phải hạ giá sản phẩm, tìm đủ biện pháp để bán hàng, nếu không vốn tồn đọng khác gì doanh nghiệp tồn kho”, một lãnh đạo ngân hàng hồi đầu năm 2023 từng so sánh một cách hình ảnh về tình trạng ứ đọng dòng tiền cho vay của ngân hàng. Hồi tháng 2/2023, Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại tại Hà Nội từng thừa nhận ngân hàng đang đứng trước sự lựa chọn khắc nghiệt khi một số doanh nghiệp được mời vay lãi suất 8 – 10%/năm, song họ từ chối; trong khi nhiều doanh nghiệp khác đề nghị được vay vốn, sẵn sàng trả lãi suất 12 – 13%/năm nhưng ngân hàng không dám cho vay. “Đây là một sự lựa chọn khắc nghiệt, để làm sao không phát sinh nợ xấu. Còn nếu cho vay dễ dãi, thì chỉ trong một vài tháng, tăng trưởng tín dụng của chúng tôi có thể dương vài phần trăm ngay” - tổng giám đốc ngân hàng này nói.

Cùng chung góc nhìn, mới đây, Lãnh đạo NHNN cho biết, các ngân hàng thương mại sống chủ yếu bằng tín dụng. Vốn huy động vào cũng rất muốn cho vay ra, chứ không muốn để tiền mãi đó, hiểu nôm na là chính ngân hàng cũng đối diện với tình trạng “ứ đọng hàng tồn kho”. Tuy nhiên, doanh nghiệp nếu tồn kho nhiều thì có thể bán tháo để xả hàng, kể cả chấp nhận thua lỗ để giảm tồn kho thì sự ảnh hưởng cũng không lớn. Tuy nhiên, ngân hàng thì không thể “xả hàng” tùy tiện, vì còn liên quan đến an toàn hoạt động của chính ngân hàng và của cả hệ thống.

Cải cách môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp: Vẫn là giải pháp mấu chốt

Nhưng rõ ràng, trong câu chuyện tín dụng, vai trò, trách nhiệm của ngân hàng là không thể phủ nhận. Thực tế, thời gian qua, NHNN đã thực hiện một số giải pháp hướng đến việc khơi thông vốn đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Trong đó, chính sách đáng chú ý nhất là việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Ngoài ra về mặt cơ chế chính sách, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng và Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, trong đó bổ sung quy định về hoạt động bảo lãnh điện tử và cho vay bằng phương tiện điện tử. 

Dù vậy, theo nhiều chuyên gia, sự vào cuộc của ngân hàng cần nhưng chưa đủ. Đưa ra quan điểm mới về các nguyên nhân khiến tình trạng ách tắc vốn hiện nay, các chuyên gia cho rằng, khó khăn nằm ở nội tại hoạt động của các doanh nghiệp và giải pháp cần hướng tới tháo gỡ các khó khăn này. Bài toán nan giải hiện nay là làm sao cho dòng vốn tín dụng chảy vào đúng lĩnh vực sản xuất ưu tiên, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nói như ông Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), khi nền kinh tế khó khăn thì yếu tố cần phải nghĩ đến là làm sao cải cách môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp. Do đó, theo ông Cung, chúng ta nên nhấn mạnh đến các giải pháp cải cách môi trường và hỗ trợ doanh nghiệp.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho rằng: “Lãi suất cho vay giảm nhưng cũng cần đi kèm với năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp được cải thiện, đơn hàng của doanh nghiệp gia tăng, cơ hội thị trường, cơ hội kinh doanh, đầu tư xuất hiện nhiều hơn, đa dạng hơn, hay các yếu tố khác ví dụ như nguồn cung của thị trường nhà ở, dịch vụ nhà ở được cải thiện”.

Ngoài ra, ở góc độ các doanh nghiệp, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, doanh nghiệp cần phải tự nâng cấp bản thân, nâng cao nâng lực quản trị, kiến thức về tài chính kế toán… để từ đó đáp ứng tốt hơn các yêu cầu trong giai đoạn mới. 

Theo chia sẻ từ bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động/số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng năm 2023 cao hơn trung bình các năm. Điều này thể hiện mức độ khó khăn khiến doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động.

Thực tế này cho thấy, việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, duy trì và khôi phục sức khỏe của khu vực doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, trong đó sự suy giảm khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn là vấn đề được đặc biệt quan tâm, cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp, chính sách hiệu quả để tháo gỡ. Và như đã nói, trong bài toán khơi thông dòng tiền cho doanh nghiệp, sự vào cuộc của ngân hàng là cần thiết nhưng còn cần hơn sự vào cuộc nhanh chóng đồng loạt các giải pháp, chính sách hiệu quả để tháo gỡ. Như tên cuộc hội thảo vừa được NHNN tổ chức ngày 22/8/2023, “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”. Để vượt thách thức, rất cần sự quyết tâm và tâm thế quyết liệt, đồng lòng.

Nguyễn Hà

Bình Luận

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn