Không còn hình phạt đuổi học, nguy cơ bùng phát bạo lực học đường!

Thứ sáu, 11/09/2020 20:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bạo lực học đường đang là ám ảnh đối với ngành giáo dục, nếu giảm nhẹ hình phạt thì nguy cơ gia tăng là hiển nhiên.

Hiện nay, bạo lực học đường vẫn còn diễn biến ngày càng phức tạp. Mới đây nhất, ngày 9/9 chỉ vì va chạm nhỏ mà học sinh lớp 11 đâm bạn nhập viện cấp cứu xảy ra tại Vĩnh Long.

Những vụ việc học sinh đánh bạn học, quay clip tung lên mạng ngày càng nhiều, gây bức xúc lớn trong dư luận. Để đối phó với bạo lực học đường, ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp nhưng vấn nạn này không hề được thuyên giảm.

Trong bối cảnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành xây dựng dự thảo quy định về khen thưởng và kỉ luật học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Ngăn chặn bạo lực học đường cần thiết phải có nhiều hình phạt nghiêm khắc (ảnh minh họa - nguồn internet)

Ngăn chặn bạo lực học đường cần thiết phải có nhiều hình phạt nghiêm khắc (ảnh minh họa - nguồn internet)

Nhiều người kỳ vọng với các quy định mới sẽ giải quyết được tận gốc của vấn nạn bạo lực học đường như hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia, điểm mới của dự thảo lần này là áp dụng linh hoạt các hình thức kỷ luật và nhiều biện pháp đậm tính nhân văn.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, thầy Nguyễn Xuân Khang Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội cho rằng, dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều điểm tích cực. Tuy vẫn có các hình thức khiển trách, cảnh cáo nhưng không quy định “bêu” học sinh trước lớp, trước toàn trường như bấy lâu nay vẫn làm.

Điều này được cho là thích ứng với thời đại 4.0, nếu cảnh cáo trước toàn trường sẽ là cảnh cáo “trước toàn thế giới”. Học trò mắc lỗi bị áp lực quá nặng nề, khó lòng vươn lên...

Hình thức kỷ luật “tạm dừng học tập trên lớp” đã thay thế cho cụm từ “đuổi học” thường dùng hiện nay. Thời hạn “tạm dừng học tập trên lớp” tối đa là 2 tuần, không như hiện nay có thể cả năm học.

Hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc tạm dừng học tập trên lớp không áp dụng đối với học sinh tiểu học, tức là không áp dụng với trẻ em.

Về biện pháp giáo dục học sinh phạm kỷ luật lần này yêu cầu nhà trường, giáo viên tăng tính giáo dục nhiều hơn, có những nội dung cụ thể, kiên trì hơn trong việc giúp học sinh sửa lỗi. Không được sử dụng các biện pháp “trừng phạt” học sinh về tinh thần và thể chất.

“Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực” - một khái niệm mới rất đáng được lưu ý. Trong đó có việc “tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm” là một điểm mới.

Theo thầy Nguyễn Xuân Khang: "chúng ta thường nóng vội, dựa vào hành vi của học sinh để kết luận chủ quan về sự việc. Nếu có điều kiện tìm hiểu sâu xa hoàn cảnh và nội tâm của học trò mắc lỗi sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề, giúp học trò sửa được lỗi lầm bền vững hơn.

Việc tư vấn tâm lý cho học sinh “có vấn đề”, không chỉ với học sinh phạm lỗi, sẽ góp phần “phòng ngừa và ngăn chặn” những lỗi lầm có thể xẩy ra trong học sinh. Tư vấn tâm lý cho học sinh là biện pháp giáo dục văn minh và hiệu quả nhất, rất đáng được đầu tư đến nơi đến chốn".

Cũng liên quan đến vấn đề này nhiều thầy cô bày tỏ sự hoài nghi về tính hiệu quả của những quan điểm tích cực này. 

Việc bỏ các biện pháp kỷ luật mạnh tay có làm thuyên giảm được vấn nạn bạo lực học đường là trăn trở của nhiều thầy cô giáo.

Cô giáo Phạm Thúy An ở Nghệ An cho rằng, bây giờ học sinh sợ nhất là đuổi học. Vì thế, nếu không có hình thức này thì nhiều em sẽ không sợ các hình thức kỷ luật còn lại.

Một em không sợ thì kéo theo nhiều em vi phạm. Giáo dục tích cực nhưng khi đi vào thực tế sẽ như thế nào, có khiến học sinh nhờn kỷ luật.

Đơn cử như ngành giáo dục từng có phong trào xây dựng mô hình trường học hạnh phúc.

Lý thuyết thì rất hiện đại, nhân văn nhưng đi vào thực tiễn thì tình trạng thầy cô bạo hành học trò, học sinh bạo hành thầy cô, học sinh bạo hành bạn chưa thuyên giảm.

Do đó cô Phạm Thúy An nhấn mạnh: “Nếu không áp dụng biện pháp mạnh tay thì khó răn đe những học sinh bặm trợn, ngổ ngáo”.

Đồng quan điểm, thầy giáo Cao Hùng Anh ở Quảng Nam cho rằng, các quan điểm tích cực cần thiết được áp dụng để giáo dục học sinh. 

Tuy nhiên, thực tế có nhiều học sinh bất cần, ngổ ngáo cần phải có các biện pháp kỷ luật mạnh tay, thậm chí đuổi học.

Còn nếu không có các biện pháp đó thì bạo lực học đường có thể bùng phát mạnh hơn.

Trinh Phúc

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục